Tuesday, April 16, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiĐằng sau sự vắng mặt bất thường của phái đoàn Mỹ tại...

Đằng sau sự vắng mặt bất thường của phái đoàn Mỹ tại diễn đàn “Vành đai & Con đường”

Người không đến diễn đàn lần này lại là người quan trọng nhất. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối cử phái đoàn tham dự diễn đàn tại Bắc Kinh.

Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung Quốc đã bước vào giai đoạn cuối cùng khi mà các nhà đàm phán kết thúc vòng đàm phán tại Bắc Kinh trong tuần này và sẽ nối lại các cuộc đàm phán tại Washington từ ngày 8/5/2019.

Theo báo Nikkei, việc các nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thống nhất được về một thỏa thuận hay không và thỏa thuận đó đủ quan trọng để Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố về một thành công hiện còn chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, điều mà người ta có thể thấy rõ nhất chính là việc các cuộc đối thoại đang đè nặng lên tâm lý của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tại diễn đàn Vành đai và Con đường tại Bắc Kinh trong ngày 25 và 27/4/2019, người ta thấy bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc có phần khác lạ.

Rõ ràng, uy tín của Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào thành công của cuộc gặp thượng đỉnh Vành đai & Con đường. Bằng uy tín ngoại giao của mình, Trung Quốc đã mời đến được lãnh đạo hàng đầu của 37 nước trên thế giới, số lượng chính trị gia hàng đầu tham dự như vậy cao hơn đứt so với cuộc gặp thượng đỉnh với chủ đề tương tự 2 năm trước.

Thế nhưng người không đến diễn đàn lần này lại là người quan trọng nhất. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối cử phái đoàn tham dự diễn đàn tại Bắc Kinh, nhiều doanh nhân nổi tiếng người Mỹ cũng từ chối tham dự. Tại trung tâm truyền thông, người ta cũng ít nhất bóng dáng phóng viên nước ngoài.

Cuộc gặp thượng đỉnh lần này khác hoàn toàn so với cuộc gặp thượng đỉnh lần 1, nó phản ánh sáng kiến Vành đai & Con đường – kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn để kết nối Trung Quốc và châu Âu bằng đường cao tốc, đường xe lửa và cảng biển, đã trở nên “khó ưa” trong mắt người Mỹ.

Bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc chỉ mang tính biểu tượng. Sau khi tán dương một số thành công ban đầu, giọng điệu của bài phát biểu đã thay đổi.

Chủ tịch Trung Quốc thề sẽ mở cửa thị trường đón đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, đảm bảo quyền sở hữu đúng luật pháp và quyền lợi của người sở hữu tài sản trí tuệ nước ngoài, ngừng việc chuyển giao công nghệ bắt buộc và cải thiện việc bảo vệ các bí mật thương mại.

Chủ tịch Trung Quốc thực ra không hề đang phát biểu với các chính trị gia có mặt, trong đó có cả Tổng thống Nga Putin mà ông đang hướng tới người khác ở Washington, cách xa ông đến 11 nghìn km.

Ông khẳng định Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trên quy mô lớn, sẽ không sử dụng việc hạ giá đồng nhân dân tệ để “làm nghèo hàng xóm”, thay đổi các quy định, chính sách trợ cấp và hành vi phi lý tiềm ẩn khả năng cản trở cạnh tranh và bóp méo thị trường.

Rõ ràng, tất cả các đề tài trên đều đang ở tâm điểm của các cuộc đàm phán Trung Quốc – Mỹ. Nó không hề liên quan đến chính sách hỗ trợ bên ngoài của Trung Quốc, vốn ở trọng tâm quan tâm của cuộc gặp thượng đỉnh.

Việc một chính trị gia hàng đầu Trung Quốc phải nói đến các vấn đề chi tiết đến như vậy chưa từng có tiền lệ. Thông thường, việc này thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, thế nhưng ông Lý không ở vị trí lèo lái các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.

Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến những lời chỉ trích đối với sáng kiến Vành đai & Con đường từ phía Mỹ và nhiều nước khác. Sẽ thật tệ nếu có cáo buộc rằng Trung Quốc đang sử dụng ngoại giao bẫy nợ, kéo các nước vào tình trạng nợ nần chồng chất và phong tỏa các công trình hạ tầng quan trọng nếu họ không trả nợ đúng hạn.

Cho đến nay, Trung Quốc đã không ngừng bác bỏ các cáo buộc. Cho đến trước cuộc gặp thượng đỉnh “Vành đai & Con đường” lần 2, Trung Quốc tuyên bố lý thuyết bẫy nợ có thể coi như lời đồn sai sự thật.

Không chỉ vậy, Trung Quốc đã thay đổi quan điểm cứng rắn với vấn đề này.

Chiến dịch truyền thông quảng bá cho diễn đàn lần 2 cũng hạn chế hơn nhiều so với cuộc gặp thượng đỉnh 2 năm trước.

“Kiến trúc sư” của chiến lược trên, không ai khác chính là Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, một trong những người thân tín với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

RELATED ARTICLES

Tin mới