Saturday, April 20, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTham vọng của TQ trong việc kiểm soát nguồn nước sông Mekong...

Tham vọng của TQ trong việc kiểm soát nguồn nước sông Mekong và tác động đối với các nước hạ lưu

Trung Quốc đang sử dụng dòng sông Mekong làm đòn bẩy để gây sức ép lên các nước ở phía dưới hạ nguồn, buộc những nước này phải chơi theo luật chơi của Bắc Kinh.

Tham vọng và ý đồ của Trung Quốc

Cách hàng xử của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á ngày càng trở thành tâm điểm trong thời gian gần đây. Hành vi của Trung Quốc không phải là để duy trì “nguyên trạng”, mà phần nhiều là nhằm mục đích xét lại những năng động và đường hướng vốn đã được thiết lập ở khu vực. Chủ nghĩa xét lại có thể trở thành nguồn gia tăng căng thẳng chủ yếu và xung đột tiềm tàng ở khu vực Đông Nam Á. Không nơi nào mà chủ nghĩa nghĩa xét lại của Trung Quốc đặt mục tiêu rõ ràng như ở Biển Đông và thượng nguồn sông Mekong, con sông bắt nguồn từ miền Nam Trung Quốc rồi chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Trong khu vực sông Mekong của lục địa Đông Nam Á, Trung Quốc đã tự ý tạo ra quyền lực chính trị đơn phương bằng cách thao túng đường thủy tự nhiên thông qua việc xây dựng hàng loạt các đập thủy điện ở thượng nguồn. Khi các nước ở vùng hạ lưu sông Mekong đang phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, trong một hành động bề ngoài có vẻ nhân từ, Trung Quốc đã tháo nước đập Cảnh Hồng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, quyết định xả nước của Trung Quốc được thúc đẩy một phần là do Bắc Kinh muốn “bôi trơn” trước khi diễn ra Hội nghị Cấp cao Lan Thương – Mekong (LMC) gồm 6 nước trong Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng. Việc Trung Quốc xả nước cho các nước hạ nguồn trong một khoảng thời gian ngắn cho thấy khu vực hạ nguồn sông Mekong đã trở nên phụ thuộc vào “thiện chí và lòng quảng đại” của Trung Quốc. Sông Mekong, Trung Quốc gọi là Lan Thương (có nghĩa là định hướng), là con sông dài nhất Đông Nam Á. Con sông này cung cấp kế sinh nhai và môi trường sống cho các cộng đồng ven sông với hơn 60 triệu người và động vật tự nhiên hoang dã. Việc Trung Quốc xây dựng đập thủy điện trên thượng nuồn từ lâu được coi là mối rủi ro địa chính trị đối với các quốc gia hạ nguồn và là mối tiềm ẩn xung đột tiềm tàng cho toàn bộ khu vực tiểu vùng sông Mekong. Rủi ro này đã trở nên nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu và sự phát triển nhanh chóng của khu vực này, mà hiện cần nhiều nước hơn bao giờ hết. Với lợi thế đòn bẩy trước các nước hạ nguồn, Trung Quốc đã háo hức triệu tập hội nghị cấp cao LMC ở Tam Á, tỉnh Hải Nam. Bắc Kinh đã công bố một khoản vay và gói tín dụng trị giá 11,5 tỷ USD cho các dự án phát triển ở khu vực sông Mekong từ đường sắt cho đến các khu công nghiệp. Bắc Kinh cũng sẽ thành lập một trung tâm tài nguyên nước và các dự án quỹ xóa đói giảm nghèo theo từng giai đoạn trị giá 200 triệu USD, cùng với một khoản 300 triệu USD cho hợp tác khu vực trong vòng 5 năm tới. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh rằng những kế hoạch này là một phần thiết yếu trong chiến lược phát triển của Trung Quốc xung quanh Sáng kiến “một vành đai, một con đường” và kêu gọi xây dựng lòng tin lớn hơn nữa giữa Trung Quốc và các nước hạ nguồn sông Mekong.

Điều có ý nghĩa ở đây là Hội nghị LMC đang thúc đẩy hiệu quả Ủy hội sông Mekong (MRC). MRC được thành lập bởi Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam vào năm 1995, với sự giám sát quốc tế và hỗ trợ kinh phí để quản lý các nguồn tài nguyên theo các công ước quốc tế và các giao thức quản lý đường thủy trên toàn cầu. Myanmar và Trung Quốc là đối tác đối thoại của MRC, nhưng Bắc Kinh đã cố tình đứng ngoài Ủy hội, thay vào đó nhấn mạnh tầm nhìn riêng của mình trong LMC.

Với độ lớn và vị trí nằm ở phía đỉnh cửa sông Mekong, Trung Quốc có thể tùy ý chặn dòng chảy. Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng 6 trên tổng số 15 đập theo kế hoạch. Các chính phủ ở dưới vùng hạ lưu, đặc biệt là Campuchia và Việt Nam, hoặc là quá chịu ơn hoặc phụ thuộc vào những quyết sách và sự rộng lượng của Bắc Kinh. Tất nhiên, các quốc gia khác, bao gồm Lào, cũng đã xây dựng đập thủy điện trên sông Mekong. Các đập thủy điện trên sông Mekong không chỉ đơn giản là nguyên nhân Trung Quốc làm đòn bẩy đơn phương để gây áp lực lên các nước còn lại.

Tuy nhiên, với sự phụ thuộc của Lào vào Trung Quốc ngày càng tăng về kinh tế và chính phủ quân sự Thái Lan công khai ủng hộ Bắc Kinh, Trung Quốc đã trở thành một người bảo trợ cho khu vực Mekong. Tương tự, Campuchia dựa vào viện trợ phát triển và đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. Về phần mình, Việt Nam không có tiếng nói mạnh trong vấn đề Biển Đông và sông Mekong. Trong thiết kế sông Mekong của Trung Quốc, Myanmar được coi là chiếc cờ lê. Nhưng dưới chính quyền dân sự mới được bầu do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, chính phủ Myanmar có thể không theo sự sắp đặt của Trung Quốc. Cần phải thừa nhận rằng sông Mekong là khu vực sân sau quan trọng của Trung Quốc, tình trạng này có thể thay đổi nếu Thái Lan trở lại với nguyên tắc dân chủ và chung tay với Myanmar đang trên con đường tiến tới dân chủ.

Với những tính toán thực dụng và hung hăng trong cả vấn đề Biển Đông và sông Mekong, Trung Quốc có thể sẽ buộc các quốc gia nhỏ hơn không được hình thành một liên minh khu vực chống lại Trung Quốc. Để tránh khuấy động một cuộc phản đối thống nhất củ các nước láng giềng ở khu vực này, Bắc Kinh tốt hơn nên đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các quy tắc và thể chế phù hợp với các nước khác trong khu vực.

Tác động của đập thủy điện trên dòng Mekong tới kinh tế các nước Đông Nam Á

Theo một báo cáo mới được Ủy hội sông Mekong công bố, hệ thống các đập thủy điện trên lưu vực sông Mekong sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và gây thiệt hại không nhỏ cho kinh tế Campuchia.

Sự xuất hiện của các đập nước sẽ khiến dòng Mekong tại đoạn chảy qua tỉnh Kratie có thể mất đi 60% lượng nước và trầm tích, phù sa có thể giảm 65%. Sự hạn chế dòng chảy có thể làm mất đi khoảng 10% các loài cá tại khu vực Nam Campuchia và Việt Nam. Hai quốc gia hạ nguồn sông Mekong là Việt Nam và Campuchia có thể thiệt hại 50% sản lượng cá mà các giải pháp công nghệ thủy sản tốt nhất cũng khó bù đắp được.

Báo cáo tóm tắt của Ủy hội sông Mekong nói rằng, kết quả nghiên cứu cho thấy, sự đa dạng sinh học của Campuchia sẽ bị ảnh hưởng lớn và nguồn lợi thủy sản sẽ bị giảm sút nghiêm trọng và khiến kinh tế Campuchia thiệt hại ít nhất 450 triệu USD. Phần lớn các sự thay đổi nói trên đều đang ở tình trạng nguy cơ hiện hữu.

Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã tiến hành thực hiện nghiên cứu nói trên trong vòng 30 tháng, với sự hỗ trợ từ Viện Thủy lợi Đan Mạch và hợp tác của các chuyên gia Lào, Campuchia.

Sông Mekong có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế của Campuchia. Với diện tích lưu vực trên đất Campuchia chiếm khoảng 20%, sông Mekong cung cấp nguồn nước cho Biển Hồ – hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, tạo ra môi trường sinh thái đồng bằng ngập nước đa dạng sinh học cho Campuchia và là điều kiện giúp Campuchia trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cá nước ngọt hàng đầu thế giới. Sông Mekong cũng có vai trò rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp Campuchia vốn vẫn sử dụng phương thức sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Trong số 11 đập thủy điện được xây dựng trên vùng hạ lưu sông Mekong, có hai đập nằm trên phần đất của Campuchia.

Sau khi nghiên cứu và thảo luận, nhận thấy thực tế rằng các nước láng giềng ở hạ lưu đang phải chịu tình hình hạn hán và xâm nhập mặn khốc liệt nhất trong 20 năm qua, nhất là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống dân sinh, Chính phủ Lào đã chỉ đạo Bộ Năng lượng và Mỏ nghiên cứu khả năng xả nước các đập thủy điện để giúp các nước láng iềng ở khu vực hạ lưu đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của nạn hạn hán, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Trong khi đó, các quan chức và chuyên gia Thái Lan cho biết tình hình hạn hán tại nước này đang diễn biến hết sức nghiêm trọng đồng thời cảnh báo trong vòng 4 tháng rưỡi nữa, Thái Lan sẽ phải có các chương trình cụ thể quản lý nguồn nước và sử dụng nước khoa học để tránh hậu quả khó lường. Theo Bộ trưởng Nông nhiệp và Hợp tác xã Thái Lan Chatchai Sarikulya, người dân ở đồng bằng hai con sông Chao Phraya và Mekong vẫn đủ nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt cho đến hết tháng Bảy tới. Tuy nhiên, ông cũng cho biết hiện chỉ có gần 5/21 triệu ha đất trồng trọt của nước này có đủ nước tưới và nhà chức trách đang theo dõi sát việc xả nước từ các đập chính để đảm bảo hai vùng canh tác nông nghiệp chín không bị ảnh hưởng. Hiện một số đập nước chính ở Thái Lan đã ngừng xả nước phục vụ tưới cho cây nông nghiệp mà chỉ ưu tiên cho sinh hoạt của người dân và đảm bảo cân bằng sinh thái. Mùa mưa ở nước này thường đến vào tháng Năm, song các chuyên gia đã cảnh báo rằng mùa mưa năm nay sẽ đến muộn. Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan kêu gọi tất cả các ngành kinh tế tiết kiệm nước để có thể đảm bảo đủ nước dùng cho đến cuối tháng Bảy tới, đề phòng khả năng mùa mưa bị lùi sang tận tháng Tám. Tại các tỉnh đang đối mặt với hạn hán nghiêm trọng như Khon Kaen, Chon Buri và Suphan Buri, Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan sẽ cho phép sử dụng lượng nước dưới “mực chết” trong các hồ, đập chứa nước, vốn thường được giữ lại để đảm bảo an toàn nguồn nước. Một phần nước mực nước chết tại các đập Ubolrat, Bang Phra và Kra Siao sẽ được bơm ra cấp cho người dân khu vực chịu hạn.

Trong khi đó, tình trạng nhiễm mặn tại các tỉnh ven biển cuối nguồn sông Chao Phraya cũng trở nên đáng báo động. Cục Cấp thoát nước đô thị cho các vùng thủ đô Bangkok, Nonthaburi và Samut Prakan, mới đây cho biết độ mặn của sông Chao Phraya đã tăng lên mức cao báo động nhiều lần trong tháng Ba vừa qua. Cơ quan trên kết luận cần phải xem xét lại việc lấy nước từ sông này để đảm bảo cân bằng sinh thái. Bộ Nội vụ Thái Lan đã tuyên bố đặt 15 tỉnh trong tình trạng báo động thiên tai vì hạn hán trong khi theo dõi sát tình hình tại 42 tỉnh khác.

Để giải quyết tình trạng hạn hán ở vùng Đông Bắc, Thái Lan đã bắt đầu tiến hành xây dựng các trạm bơm chuyển nước sông Mekong vào hệ thống đập và kênh dẫn nước. Tại tỉnh Nong Khai từ giữa tháng Hai vừa qua đã xây dựng một cửa ngăn phụ lưu của sông Mekong trên địa phận Thái Lan và đào 30 hồ trữ nước gần lưu vực sông này từ năm ngoái. Hiện các máy bơm tạm thời ở thôn Chum Phon, huyện Phmvisay hút nước từ sông Mekong với công suất 15 m3/giây để cấp nước tưới tiêu cho khu lòng chảo Huay Luang. Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan cho biết dự kiến sẽ tiến hành bơm 47,4 triệu m3 nước trong vòng 3 tháng từ trạm bơm tạm thời này.

Về dài hạn, các máy bơm tạm thời dự kiến được thay thế bằng dự án trạm máy bơm cố định Ban Daen Muang ở thông Dong Khoong, huyện Phomvisay, tỉnh Nong Khai, với công suất hoạt động cao gấp 10 lần. Việc thi công xây dựng trạm bơm công suất lớn này đã được tiến hành suốt 3 tháng qua. Nếu giai đoạn triển khai ban đầu cho kết quả tốt, chương trình tích nước quy mô lớn cũng sẽ được triển khai ở tỉnh Loei, giáp tỉnh Nong Khai. Chính phủ Thái Lan đã dự kiến chỉ 1,8 tỷ USD để thực hiện kế hoạch chuyển nước sông Mekong nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

RELATED ARTICLES

Tin mới