Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSau Biển Đông, liệu TQ và Philippines có đang phối hợp lập...

Sau Biển Đông, liệu TQ và Philippines có đang phối hợp lập trường để đáp trả Canada trong vụ Huawei hiện nay?

Vấn đề được giới quan sát quan tâm và bàn luận nhiều hiện nay là việc liệu Trung Quốc và Philippines có đang phối hợp lập trường để đáp trả Canada hay không, khi quan hệ Canada và Philippines bỗng dưng căng thẳng do các container rác thải, trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc – Canada đang căng thẳng do vụ việc liên quan Tập đoàn Huawei.

Khủng hoảng giữa TQ và Canada liên quan tập đoàn Huawei

Trung Quốc và Canada chính thức thiết lập quan hệ từ năm 1942. Hai nước có quan hệ hợp tác đầu tư thương mại phát triển. Năm 2017, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Canada ở châu Á. Trung Quốc và Canada đã có quá trình bình thường hóa quan hệ và đạt được nhiều thành tựu cho đến khi vụ việc Chính quyền Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính và là con gái nhà sáng lập tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc Huawei hôm 1/12/2018, theo yêu cầu của Mỹ với cáo buộc gian lận trong hoạt động kinh doanh. Phía Trung Quốc đã giận giữ và phản ứng quyết liệt cho rằng hành động bắt giam bà Mạnh Vãn Chu có động cơ chính trị và cảnh báo sẽ cảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ Trung Quốc và Canada. Hàng loạt biện pháp đáp trả được đưa ra, bắt đầu bằng việc các vụ liên quan công dân Canada vi phạm pháp luật và bị bắt giữ tại Trung Quốc xuất hiện nhiều hơn. Ngày 14/1, Tòa án nhân dân thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc kết án tử hình với Robert Lloyd Schellenberg, công dân Canada, bị buộc tội buôn ma túy. Vụ việc lập tức được liên kết ngay tới trường hợp Canada bắt giám đốc tài chính Công ty Huawei Mạnh Vãn Chu, nhiều người nghĩ Trung Quốc có ý trả đũa hoặc gây áp lực ngoại giao lên Canada để thả bà Mạnh.Tính đến đầu năm 2019, đã có tổng cộng 13 công dân Canada bị bắt giữ tại Trung Quốc, sau đó có 8 người đã được thả. Vụ việc điển hình hiện nay là việc Trung Quốc bắt giữ hai công dân Canada gồm cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor từ ngày 10/12/2018 với cáo buộc thu thập và đánh cắp “các thông tin nhạy cảm cũng như các thông tin tình báo khác” từ năm 2017.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng thông báo hai công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor đã chính thức bị bắt giữ vào ngày 16/5 và việc bắt giữ này được các cơ quan truy tố Trung Quốc chấp thuận. Ông Lục cũng yêu cầu Canada dừng “đưa ra những phát ngôn thiếu trách nhiệm về luật pháp của Trung Quốc”. “Michael Kovrig gần đây bị bắt vì hành vi thu thập bí mật nhà nước và làm tình báo cho các tổ chức nước ngoài, trong khi Michael Spavor bị bắt vì đánh cắp và cung cấp bí mật quốc gia cho các tổ chức nước ngoài”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

Đáp lại động thái từ Trung Quốc, Canada vẫn giữ quan điểm cương quyết đối với vụ việc bà Mạnh Vãn Chu, trong đó Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã yêu cầu Trung Quốc thả người, mô tả hành động bắt giữ của Bắc Kinh là “tùy tiện”; đồng thời để ngỏ việc áp dụng Hiệp ước dẫn độ song phương giữa Mỹ và Canada đối với bà Mạnh Vãn Chu. Hiện bà Chu được tại ngoại tại Canada, song cấm xuất cảnh và đợi dẫn độ sang Mỹ.

Vấn đề rác thải nổi cộm trong quan hệ giữa Philippines và Canada

Cũng tương tự như cặp quan hệ Trung Quốc – Canada, mối quan hệ giữa Philippines và Canada cẳng thăng sau khi xuất hiện các container rác thải của Canada tại cảng biển Philippines. Theo tờ khai hải quan, thực tế thì các container này chứa rác thải nhựa nhập khẩu vào Philippines trong thời gian từ năm 2013-2014 để tái chế, song bên trong lại chứa cả rác thải sinh hoạt và điện tử. Chính phủ Canada vẫn khẳng định rằng đây là một giao dịch thương mại không được chính phủ hậu thuẫn. Vấn đề được giới quan sát quan tâm và bàn luận nhiều là tại sao động thái cứng rắn của Philippines lại diễn ra hiện nay, đúng vào lúc mà mối quan hệ giữa Trung Quốc và Canada đang căng thẳng. Vì vấn đề vốn đã tồn tại từ năm 2013-2014 và phía Canada cũng đã xác nhận đây là một giao dịch thương mại không được chính phủ Canada hậu thuẫn. Vấn đề pháp lý và kiện tụng xuất hiện ở đây rõ ràng là giữa Philippines với cá nhân, doanh nghiệp của Canada.

Cẳng thẳng được đẩy lên cao khi Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin ngày 16/5 tuyên bố nước này sẽ giảm mức hiện diện ngoại giao ở Canada cho đến khi số rác thải trên được đưa trở lại Canada. Tuyên bố này được đưa ra sau hạn chót ngày 15/5 Philippines yêu cầu Canada phải nhận lại toàn bộ số rác thải nêu trên. Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau từng tuyên bố sẽ nhận lại số rác này song các thủ tục được thực hiện chậm chạp, khiến vấn đề rác thải leo thang với lời “tuyên chiến” của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nếu Canada không hành động. “Tôi muốn Canada đưa số rác thải này về. Tôi đã đưa cảnh báo nhiều lần. Nếu Canada không chuyển, tôi sẽ đích thân áp tải chuyển số rác thải trên trở lại Canada bằng đường biển. Chúng tôi sẽ đưa biện pháp cứng rắn nếu Canada không nhận lại số rác thải này”, ông Duterte tuyên bố. Cảnh báo của Tổng thống Philippines đã vấp phải sự chỉ trích của Canada. Bộ trưởng Môi trường và biến đổi khí hậu Canada Catherine Mckena khẳng định: “Tôi không nghĩ cảnh báo của Tổng thống Philippines có thể giúp ích cho việc giải quyết vấn đề này giữa hai nước. Tuy nhiên Canada cũng sẽ xem xét một cách nghiêm túc vấn đề này”.

Philippines và TQ đang “đi đêm” trong vấn đề Biển Đông

Sau khi Tổng thống Duterte lên nắm quyền, chính sách của Philippines đối với Trung Quốc đã được điều chỉnh mạnh mẽ theo hướng cải thiện quan hệ rõ ràng với Trung Quốc. Hai bên coi trọng việc đàm phán song phương, thúc đẩy hợp tác khai thác chung ở Biển Đông. Chuyển hướng chính sách quan hệ với Trung Quốc của Chính quyền Duterte khiến dư luận các nước lo ngại về việc hình thành cặp quan hệ “đi đêm” sẽ tổn hại đến lợi ích chung của khu vực.

Bắt đầu từ tháng 10/2016, trong chuyến thăm lần đầu tiên đến thăm Trung Quốc của Tổng thống Philippines Duterte, hai nước đã nhắc lại rằng các tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila trên Biển Đông không phải là toàn bộ quan hệ song phương giữa hai nước. Do đó, các tranh chấp trên Biển Đông phải được xử lý một cách thích hợp và các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và quyền chủ quyền nên được giải quyết một cách hòa bình giữa các nước có liên quan trực tiếp thông qua thương lượng và đàm phán hoà bình. Đối với việc khai thác tài nguyên dầu khí ở Biển Đông, Tổng thống Duterte đã nhiều lần bày tỏ mong muốn sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để cùng khai thác các nguồn tài nguyên trên biển. Tháng 7/2017, trong báo cáo phát biểu về tình hình trong nước, Tổng thống Duterte đã nhấn mạnh việc Philippines mong muốn thăm dò và khai thác chung dầu khí với Trung Quốc và gợi ý rằng hai bên có thể hình thành một dự án liên doanh. Tháng 8/2018, Ngoại trưởng Philippines Kayatano cho biết Manila đã thành lập một nhóm công tác kỹ thuật đặc biệt (TWG) để thăm dò chung tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, và mong sớm ký một thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Qua các tiếp xúc song phương, phía Trung Quốc cam kết sẽ đầu tư và cung cấp những khoản hỗ trợ tài chính ưu đãi lên đế hàng chục tỉ USD cho mục tiêu phát tiển nền kinh tế Philippines.

Nhiều nguồn tin cho biết ngay sau vụ căng thẳng quan hệ giữa Trung Quốc và Canada liên quan vụ việc tập đoàn Huawei, Trung Quốc đã tiến hành chiến dịch gây sức ép toàn diện đối với Canada, trong đó có việc thông qua việc vận động các nước gây sức ép với Canada trong vụ việc này và trường hợp Philippines là điển hình nhất. Trong các cuộc tiếp xúc giữa quan chức hai nước, vấn đề liên quan Canada đều được đề cập đến, theo một số nguồn thạo tin tại Philippines tiết lộ.

Kết luận: Từ những diễn biến trong quan hệ Trung Quốc – Canada, Philippines – Canada và Trung Quốc – Philippines hiện nay đang khiến quan hệ chính trị quốc tế căng thẳng. Những động thái của Trung Quốc và Philippines cùng nhắm đến đích là Canada có thể khiến giới nghiên cứu kết luận rằng đang có một mối liên hệ rõ ràng trong bộ ba quan hệ này, trong đó Trung Quốc và Philippines là hai nước có quan hệ thân thiết và qua lại lợi ích, đặc biệt là sau những gì chúng ta đã chứng kiến Trung Quốc và Philippines đã làm trong vấn đề Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới