Friday, March 29, 2024
Trang chủBiển nóngNhật Bản chủ động ngăn chặn mối đe dọa từ TQ ở...

Nhật Bản chủ động ngăn chặn mối đe dọa từ TQ ở Biển Đông

Biển Đông đã trở thành “đấu trường”, nơi sự va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng. Trung Quốc cải thiện khả năng thực hiện đánh trả một cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ, là triển khai tàu ngầm chiến lược ở Biển Đông, hoạt động từ một căn cứ ở đảo Hải Nam.

Mỹ – Nhật Bản cầm đầu liên minh ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông

Duy trì năng lực chống tàu ngầm ở Biển Đông để đối phó với các lực lượng của Trung Quốc là một nhân tố thiết yếu trong chiến lược của Hải quân Mỹ, một chiến lược trong đó Nhật Bản đóng một vai trò ngày càng hữu ích.   Những thách thức gần đây của Trung Quốc đối với tàu chiến Mỹ và Australia trong những chuyến tuần tra bảo vệ quyền tự do Hàng hải ở Biển Đông càng khẳng định tính chất xác đáng của những lời cảnh báo mà  Tokyo đưa ra, theo đó Trung Quốc là một mối đe dọa chiến lược.

 Nhật Bản ngày càng tin chắc rằng Trung Quốc coi Biển Đông là lãnh hải của mình. Sự vươn lên của hải quân Trung Quốc đang đặt ra một thách thức quân sự ngày càng lớn đối với Mỹ, nhưng trước hết sức mạnh đó được dùng để ép buộc các nước Đông Nam Á chấp nhận đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở các vùng tranh chấp.

Trước sự hiện diện ngày càng mạnh của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, Nhật Bản đã đáp trả bằng phương thức ngoại giao lẫn quân sự.

Từ năm 2010 Nhật Bản đã luôn luôn chỉ trích Trung Quốc về vấn đề tranh chấp Biển Đông, kêu gọi một giải pháp thương lượng giữa các bên tranh chấp, trong đó có Việt Nam và Philippines.

Nhật Bản đã làm việc cùng với Mỹ và một số quốc gia Đông Nam Á để nêu lên giải pháp này trong nhiều diễn đàn trong khu vực, như Thượng đỉnh Đông Á hàng năm, hợp tác với các quốc gia vùng eo biển Malacca – một chốt giao thông đường biển quan trọng, để đảm bảo an toàn cho tàu buôn qua lại nơi này. Khả năng phòng không giới hạn của Nhật Bản không cho phép Tokyo đơn phương hành động trên vùng Biển Đông khi có tranh chấp thực sự.

Tuy nhiên các chiến dịch của Mỹ trong vùng, với sự tham gia của Nhật Bản đã ngăn được việc Trung Quốc chuẩn bị triển khai máy bay chiến đấu và máy bay oanh tạc tại đây, và Trung Quốc đã luôn phản đối hoạt động của Hải quân Nhật Bản ở Biển Đông.

Chính sách năng nổ mới về mặt an ninh của Nhật Bản vẫn được thực hiện trong khuôn khổ cho phép của hiến pháp chủ hòa. Điều 9 được diễn giải đã cho phép Nhật Bản tham gia vào các hoạt động phòng thủ chung. Mở đường cho việc hợp tác với Mỹ hay đồng minh của Mỹ như Australia, khi nổ ra chiến tranh.

Theo cách diễn giải này, phạm vi địa lý của công cuộc hợp tác đã được mở rộng ra “bên ngoài vùng châu Á – Thái Bình Dương”. Và phạm vi nhiệm vụ của quân đội Nhật Bản không còn giới hạn ở việc “hỗ trợ từ phía sau”.

Nhật Bản đã làm đúng khi dấn thân nhiều hơn vào Biển Đông, trong bối cảnh quân đội Mỹ không còn duy trì được uy thế thống trị áp đảo do đà vươn lên của hải quân Trung Quốc.

Tokyo do đó đang bổ sung vào những chỗ thiếu sót của Mỹ, cả về năng lực lẫn uy tín, trong bối cảnh sự nghi ngờ ngày càng tăng về cam kết của tổng thống Mỹ Donald  Trump đối với châu Á.

Nhật Bản duy trì hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á, nhưng Nhật Bản đã tránh không cung cấp các phương tiện tấn công quân sự tinh vi, vì điều này hàm chứa nhiều rủi ro.

Việc chuyển giao vũ khí tối tân có thể gây ra tình trạng bất hòa không mong muốn giữa các quốc gia Đông Nam Á, khi sự đoàn kết giữa các nước này là điều thiết yếu trong việc chống lại Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới