Friday, March 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMỹ ủng hộ giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng...

Mỹ ủng hộ giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế

Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nhằm duy trì trật tự dựa trên luật lệ, thúc đẩu hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực quan trọng này.

Trong chuyến thăm Mỹ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (22-23/5) đã hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và có các cuộc gặp với Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Charles Kupperman và với Trợ lý Tổng thống, Cố vấn An ninh quốc gia của Phó Tổng thống Keith Kellogg. Tại các cuộc gặp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam coi trọng và sẵn sàng trao đổi với Mỹ nhằm củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị, vì lợi ích của hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới; cho rằng quan hệ hai nước còn nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác trên cả bình diện song phương, khu vực và quốc tế, cho rằng hai bên cần duy trì sự phát triển của quan hệ kinh tế-thương mại, vốn là nền tảng của quan hệ song phương, tăng cường hợp tác về giáo dục – đào tạo, khoa học -công nghệ, an ninh – quốc phòng và khắc phục hậu quả chiến tranh.

Ngoại trưởng Pompeo, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Kupperman và Trợ lý Tổng thống Kellogg đã hoan nghênh chuyến thăm của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh; đánh giá cao sự phát triển của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ thời gian qua; khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam thúc đẩy quan hệ song phương phát triển thực chất và hiệu quả, hướng tới đưa quan hệ lên tầm cao mới. Phía Mỹ nhấn mạnh hai bên cần hợp tác tốt trong việc tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là các đoàn cấp cao; tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại – đầu tư trên cơ sở hai bên cùng có lợi; ủng hộ việc các nước tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có việc triển khai Dự án tẩy độc tại sân bay Biên Hòa.

Về vấn đề Biển Đông, hai bên tái khẳng định ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

Phía Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nhằm duy trì trật tự dựa trên luật lệ, thúc đẩu hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực quan trọng này.

Được biết, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Mỹ luôn phản đối các tuyên bố chủ quyền, hành động gây hấn và phát triển quân sự của Trung Quốc. Thái độ của Mỹ về tranh chấp tại Biển Đông tương đối nhất quán: Trung lập trong tranh chấp về chủ quyền và ủng hộ tự do lưu thông hàng hải; phản đối các hành động bá chiếm, tự phân định ranh giới các vùng biển; kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp quốc tế, phản đối việc đe doạn sử dụng hoặc sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào, phản đối bất kỳ sự can thiệp trái phép nào vào các hoạt động kinh tế; kêu gọi Trung Quốc và các nước ASEAN tuân theo tinh thần của tuyên bố chung về ứng xử Biển Đông (DOC) và tự kiềm chế. Tuy nhiên, trước những thái độ tự do lưu thông hàng hải của các nước trên thế giới. Mỹ đã có những phản ứng cứng rắn hơn và có những biện pháp kiềm chế Trung Quốc (tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực Biển Đông, tiến hành tập trận với các nước trong khu vực…).

Thời gian gần đây, quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ đã đưa ra nhiều tuyên bố thể hiện sự ủng hộ đối với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương W. Patrick Murphy (22/3) tuyên bố Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực hàng hải cho Việt Nam, cho rằng việc này có vai trò quan trọng cho an ninh khu vực. Theo Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương W. Patrick Murphy, Việt Nam hiện có một tàu cảnh sát biển do Mỹ cung cấp. Mỹ sẽ tăng cường nỗ lực để nâng cao năng lực hàng hải của Việt Nam. Điều đó rất quan trọng với Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung. Họ có thể đóng góp nhiều cho khu vực. Ngoài ra, ông W. Patrick Murphy cũng cho biết, Mỹ mong muốn “được làm việc chặt chẽ với Việt Nam về quan hệ song phương và các vấn đề khu vực”; đồng thời khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, nhấn mạnh tất cả quốc gia trên thế giới đều có lợi ích khi giao thông và thương mại ở các tuyến đường biển không bị cản trở. Ông Patrick Murphy khẳng định khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Mỹ. Các bên có nhiều tầm nhìn riêng trong khu vực và Mỹ hoan nghênh điều đó.

Đô đốc Philip S. Davidson, Chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương của Mỹ (12/2) đã tiết lộ tại Quốc hội Mỹ về chuyện Việt Nam mua máy bay trinh sát không người lái cũng như máy bay huấn luyện từ Mỹ. Ông Davidson cho rằng mối quan hệ quân sự giữa Bộ tư lệnh Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương của Mỹ và quân đội Việt Nam là “ưu tiên củng cố năng lực hàng hải của Việt Nam, vốn sẽ được hỗ trợ bởi việc Việt Nam mua Scan Eagle UAV (máy bay trinh sát không người lái) và máy bay huấn luyện T-6 và một chiếc tàu thứ hai của Lực lượng Tuần duyên Mỹ”. Ngoài ra, Đô đốc Davidson cho biết thêm, Việt Nam đã nổi lên là một đối tác chính trong việc thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và an ninh ở khu vực Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương. Việc mua bán trang thiết bị quân sự trên thuộc loại Mua bán Thương mại Trực tiếp (DCS), một trong hai chương trình chính để Mỹ chuyển giao các dịch vụ và thiết bị quốc phòng cho đồng minh và đối tác. Theo chương trình DCS, đối tác đạt thỏa thuận với một nhà sản xuất Mỹ, nhưng nhà sản xuất phải được Bộ Ngoại giao Mỹ cấp giấy phép thông qua vụ mua bán trước khi chuyển giao thiết bị. Ngoài việc mua thiết bị quân sự trên, Đô đốc Davidson nói thêm rằng “Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cung cấp cho Việt Nam 12 triệu đôla trong chương trình Cung cấp Tài chính Quân sự Nước ngoài (FMF) trong năm tài khóa 2017”.

Tại Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng thường niên lần thứ 10 giữa Việt Nam và Mỹ tại Washington D.C (25/3), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng phụ trách Kiểm soát vũ khí và An ninh quốc tế Mỹ Andrea Thompson nhất trí hai nước sẽ tiếp tục hợp tác về an ninh biển, rà phá bom mìn, vật liệu nổ, sớm khởi động dự án tẩy độc sân bay Biên Hoà, tiếp tục hỗ trợ các nạn nhân da cam/dioxin, tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh. Thứ trưởng Thompson cho biết Mỹ tiếp tục coi trọng vai trò của Việt Nam trong việc cùng cộng đồng quốc tế thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên. Về vấn đề Biển Đông, Mỹ cam kết mạnh mẽ nhằm bảo đảm khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở; ủng hộ hoà bình, ổn định, hợp tác, thương mại không bị cản trở, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không. Mỹ cũng kêu gọi các bên liên quan thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả. 

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall Schriver (3/4) cho biết Việt Nam là “một đối tác quan trọng” và Washington mong muốn liên minh chặt chẽ hơn với Việt Nam. Theo Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall Schriver, Việt Nam giới hạn chiến hạm nước ngoại đến thăm mỗi năm một lần do ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chính sách ngoại giao của Việt Nam. Ông cho biết “có thể Mỹ không bao giờ có được một liên minh với Việt Nam, nhưng Việt Nam luôn luôn có cơ hội liên minh với Mỹ khi Việt Nam muốn”. Hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ đã trở nên vững mạnh hơn trong hai năm qua. Hai nước có những kế hoạch dựa trên quyền lợi chung sẽ làm cho sự hợp tác ngày càng mạnh hơn; đồng thời nhấn mạnh Mỹ đang tìm cách cải thiện quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Ngoài ra, ông Schriver cũng nhận định rằng Mỹ và Việt Nam “chia sẻ chung một quyền lợi, đó là tích cực ủng hộ sự ổn định dựa trên luật pháp, bảo vệ chủ quyền, quyền của mỗi cá nhân hay của quốc gia bất kể lớn hay nhỏ. Chúng ta cùng chia sẻ một tầm nhìn rằng muốn cho toàn vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương phồn thịnh, mỗi quốc gia trong vùng phải được tự do quyết định đường hướng riêng của mình trong một hệ thống giá trị để bảo đảm những cơ hội cho ngay cả những nước nhỏ nhất có thể phát triển và không bị những nước lớn phá phách bóc lột. Tóm lại, điều mà chúng ta mong muốn là Việt Nam là một quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng và độc lập, không phải điều gì khác”.

Trong chuyến thăm Việt Nam, Đô đốc Philip S. Davidson, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ (USINDOPACOM, 19/4) khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy vai trò lãnh đạo của Việt Nam tại khu vực cũng như trên toàn cầu, đặc biệt là khi Việt Nam đang chuẩn bị để đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN vào năm 2020; nhấn mạnh cam kết của Mỹ trong việc duy trì các hoạt động, bảo đảm tự do đi lại, tự do hàng hải trên biển Đông và châu Á. Ông Philip S. Davidson cũng cho biết, hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam dựa trên lợi ích chiến lược chung của hai nước trong việc đảm bảo chủ quyền và độc lập của Việt Nam và thúc đẩy một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ; nhấn mạnh việc Việt Nam làm chủ tịch ASEAN năm 2020 là cơ hội tốt để củng cố chiến lược khu vực của Washington, khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy vai trò lãnh đạo của Việt Nam tại khu vực cũng như trên toàn cầu, đặc biệt là khi Việt Nam đang chuẩn bị để đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN vào năm 2020. Ngoài ra, ông Philip S. Davidson cho rằng Việt Nam là đối tác chủ chốt trong nỗ lực của thế giới nhằm đạt được mục tiêu giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên… Bên cạnh đó, Việt Nam còn đóng vai trò tích cực khi chia sẻ với các đối tác Triều Tiên về những kinh nghiệm cải cách kinh tế và bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới