Tuesday, April 23, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTàu chiến và máy bay Australia bị tàu TQ đeo bám, chiếu...

Tàu chiến và máy bay Australia bị tàu TQ đeo bám, chiếu laser nguy hiểm khi hoạt động ở Biển Đông

Báo chí Australia tuần qua cho biết tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra của Australia đã hai lần chạm mặt tàu hải quân Trung Quốc khi di chuyển trên Biển Đông, trong khi các máy bay trên tàu này cũng bị chiếu chiếu laser buộc phải hạ cánh thận trọng.

Bị tàu chiến TQ đeo bám khi di chuyển ở Biển Đông

Tàu HMAS Canberra vừa kết thAustralia nhiệm vụ “Nỗ lực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương 2019”, tham gia đội hình 4 tàu chiến, máy bay cùng hơn 1.200 thủy thủ thực hiện hành trình kéo dài ba tháng tới 7 quốc gia châu Á.Chuẩn tướng quân đội Australia Richard Owen ngày 27/5 cho biết tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra của hải quân nước này đã bị tàu chiến Trung Quốc bám đuôi hai lần khi di chuyển qua khu vực phía Bắc và phía Nam Biển Đông hồi đầu tháng này.“Chúng tôi đi qua khu vực vùng biển quốc tế ở phía bắc và nam Biển Đông, nơi các cuộc chạm mặt xảy ra, giống như những lần chúng tôi gặp lực lượng hải quân các nước khác”, Chuẩn tướng Owen nói.Quân đội Australia xác nhận tàu HMAS Canberra đã có sự tương tác chuyên nghiệp và thân thiện với hải quân Trung Quốc trong các lần chạm mặt. “Chúng tôi nhạy cảm với mọi tương tác hải quân và được huấn luyện để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi nhận thức được cách hành xử của hai bên nên không lo lắng về sự cố có thể xảy ra. Tôi tin tưởng vào năng lực của hải quân Australia”, tướng Owen cho biết.

Tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra cùng một tàu chiến khác của hải quân Australia hôm 7/5 đã đến vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa để thực hiện chuyến thăm Việt Nam 4 ngày. Tướng Owen cho biết chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước, góp phần thAustralia đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia.

Phi công bị chiếu tia laser khi diễn tập buộc phải hạ cánh thận trọng

Một người có mặt tại hiện trường thuật lại rằng các phi công máy bay trực thăng của Hải quân Australia đã bị tấn công bằng tia laser trong khi đang diễn tập trên Biển Đông, buộc họ phải đáp máy bay như một biện pháp thận trọng.Hãng tin AP của Mỹ dẫn lời học giả Euan Graham, một nhân chứng có mặt trên tàu hải quân Australia HMAS Canberra trong hành trình từ Việt Nam tới Singapore. Viết trên trang mạng của The Strategist của Viện Chính sách & Chiến lược Australia hôm thứ 28/5, ông Graham tường thuật rằng tia laser phát đi từ các tàu đánh cá đã nhắm thẳng vào các phi công Australia trong khi tàu Canberra bị một tàu chiến Trung Quốc bám sát.

Học giả Graham cho biết tuy các liên lạc với phía Trung Quốc trong suốt cuộc hành trình vẫn lịch sự, yêu sách của Trung Quốc đòi các tàu chiến Australia thông báo trước mọi thay đổi hướng đi, “là điều mà hải quân Australia sẽ không nhượng bộ trong khi thực thi các quyền tự do hàng hải”. Trung Quốc duy trì một lực lượng dân quân hùng hậu trong Biển Đông, gồm nhiều tàu đánh cá được trang bị để thực hiện nhiều sứ mạng, ngoại trừ tác chiến. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết tuyến đường biển chiến lược này, và tỏ ra nhạy cảm đối với bất cứ hoạt động hàng hải nào trong khu vực, đặc biệt là của Mỹ và các đồng minh của Mỹ như Australia.

TQ từng nhiều lần bị cáo buộc tấn công laser máy bay các nước

Khi được hỏi liệu đây là phản ứng của ngư dân trong tình huống bị bất ngờ, hay là một chiến dịch có phối hợp liên quan tới lực lượng dân quân hàng hải Trung Quốc? Ông Graham nói “khó có thể nói một cách chắc chắn, nhưng nhiều sự cố tương tự đã xảy ra tại Tây Thái Bình Dương”. Nhân chứng Euan Graham là Giám Đốc điều hành chương trình La Trobe châu Á của Đại học La Trobe của Australia. Ông là một trong nhiều học giả được mời tham gia cuộc hành trình để quan sát cuộc diễn tập Indo-Pacific Endeavour 2019. Các sự cố tương tự liên quan tới tia laser và quân đội Trung Quốc đã được báo cáo mãi tận tới Djibouti, nơi mà cả Mỹ và Trung Quốc đều có căn cứ quân sự. Năm 2018, Mỹ phản đối Trung Quốc sau khi tia laser nhắm về hướng một máy bay tại quốc gia ở khu Sừng Phi Châu, gây thương tích nhẹ cho hai phi công Mỹ. Trong các vụ việc, phía Trung Quốc luôn bác bỏ trách nhiệm.

RELATED ARTICLES

Tin mới