Wednesday, April 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ sẽ cử Bộ trưởng Quốc phòng dự Đối thoại Shangri-La 2019

TQ sẽ cử Bộ trưởng Quốc phòng dự Đối thoại Shangri-La 2019

Trung Quốc dự kiến sẽ cử Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa tham dự và phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2019.

Theo lịch trình, Đối thoại Shangri-La 2019 sẽ được tổ chức từ ngày 31/5-2/6, tại tại khách sạn Shangri-la của Singapore. Đối thoại Shangri-la là diễn đàn thường niên quy tụ các bộ trưởng quốc phòng và chỉ huy quân sự từ các nước châu Á – Thái Bình Dương. Nội dung diễn đàn là thảo luận về các thách thức an ninh trong khu vực.

Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) – đơn vị chủ trì Đối thoại cho biết, Trung Quốc sẽ cử Bộ trưởng Quốc phòng Thượng tướng Ngụy Phụng Hòa tham dự và có phát bải biểu vào ngày 2/6. Đây là lần đầu tiên trong vòng 8 năm (từ 2011 đến nay) Bắc Kinh cử một đại diện cấp Bộ trưởng tới tham dự sự kiện này. Theo IISS, trong bài phát biểu rất được mong đợi, Tướng Ngụy Phượng Hòa sẽ nói về “vai trò của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, vào thời điểm then chốt tại khu vực”. Bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa dự kiến diễn ra một ngày, sau khi quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan phát biểu với các đại biểu tham dự Đối thoại.

Được biết, năm 2011, Trung Quốc từng cử Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Tướng Lương Quang Liệt đến tham dự Đối thoại Shangri-La. Ông Lương Quang Liệt đã phải đối mặt với sức ép rất lớn từ các phái đoàn khác tham dự sự kiện, thậm chí những chỉ trích công khai đối với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Giới truyền thông cho rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tới Shangri-la 2019 diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ gia tăng trong năm qua, cả về cuộc chiến thương mại đang diễn ra, các vấn đề ở Biển Đông và Đài Loan.

Trước đó, Bắc Kinh chỉ cử Phó chủ tịch Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, Trung tướng Hà Lôi tham dự Đối thoại Shangri-La 2018. Tại Đối thoại, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (2/6/2018) chỉ trích mạnh mẽ Bắc Kinh vì hành vi quân sự hóa biển Đông, tướng Hà Lôi đáp trả bằng cáo buộc Washington mới là nguồn cơn thật sự của xung đột tại khu vực. Đằng sau hậu trường, các đại biểu Trung Quốc phàn nàn họ gặp bất lợi tại diễn đàn và cảm thấy tiếng nói của mình bị phớt lờ do sự áp đảo của các nước phương Tây có hệ tự tưởng khác biệt.

Đáng chú ý, có nhiều ý kiến cho rằng, trong những năm trước, Trung Quốc cố tình cử đoàn đại biểu cấp thấp tham dự Đối thoại là nhằm tìm cách làm giảm nhẹ tầm quan trọng của sự kiện này vì họ muốn lập ra một sự kiện đối thoại song song. Trung Quốc tổ chức Diễn đàn Hương Sơn từ năm 2006 để thảo luận các vấn đề an ninh và quốc phòng của châu Á – Thái Bình Dương và ngày càng được xem là sự kiện đối trọng với Đối thoại Shangri-La.

Trong khi đó, Đối thoại IISS Shangri-La diễn ra từ ngày 1-3/6 đã trở thành một trong những hội nghị an ninh thường niên quan trọng bậc nhất của châu Á. Đối thoại có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng và quan chức từ hơn 50 nước, trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, Việt Nam và Philippines. Trong nhiều năm qua, một trong những chủ đề được quan tâm hàng đầu tại diễn đàn này là vấn đề Biển Đông. Dường như “có tật giật mình”, Trung Quốc đang tìm cách định hình Đối thoại Shangri-la trở thành một diễn đàn “trao đổi học thuật” hơn là tranh luận chính sách.

RELATED ARTICLES

Tin mới