Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSau bầu cử giữa kỳ tại Philippines: Chính sách Biển Đông của...

Sau bầu cử giữa kỳ tại Philippines: Chính sách Biển Đông của Chính quyền Tổng thống Duterte sẽ diễn biến theo chiều hướng nào?

Hơn 62 triệu cử tri Philippines đã đi bỏ phiếu bầu chọn 12/24 ghế Thượng viện, toàn bộ 297 ghế Hạ viện, cùng hàng nghìn vị trí khác trong các cơ quan hội đồng địa phương trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hôm 13/5 vừa qua. Mặc dù gây nhiều tranh cãi về đường hướng lãnh đạo, song liên minh đảng cầm quyền của Tổng thống Duterte vẫn giành chiến thắng. Giới phân tích nhân định thắng lợi này sẽ có tác động nhất định đến.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong cuộc bầu cử năm 2016. Nguồn: AP/Phil star

Kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ Philippines

Theo kết quả do Cơ quan Giám sát Bầu cử Philippinescông bố, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ và Liên minh đảng Dân chủ Philippines – Quyền lực Nhân dân cầm quyền của ông đã giành được 9/12 ghế tại Thượng viện. Tại cuộc bầu cử giữa nhiệm diễn ra hôm 13/5, hơn 62 triệu cử tri Philippines đã đi bỏ phiếu bầu chọn 12/24 ghế Thượng viện (Thượng viện Philippines được bầu lại một nửa sau 6 năm và được đánh giá là độc lập hơn so với Hạ viện), toàn bộ 297 ghế Hạ viện, cùng hàng nghìn vị trí khác trong các cơ quan hội đồng địa phương.

Chiến thắng tại Thượng viện được xem dư luận đánh giá là một chiến thắng quan trọng của Tổng thống Duterte, trong bối cảnh các chính sách của ông nhiều lần bị Thượng viện bác bỏ. Việc giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ giúp Tổng thống Duterte hiện thực hóa kế hoạch cải cách hiến pháp đầy tham vọng của ông.Tuy nhiên, các đối thủ của Tổng thống Duterte lại coi những kế hoạch đó là một phần trong những nỗ lực của ông để mở rộng quyền lực của mình hoặc làm suy yếu thể chế dân chủ của quốc gia này.

Xu hướng chính sách của Philippines sau bầu cử giữa kỳ

Khi vừa đắc cử Tổng thống (5/2016), ông Duterte tuyên bố “Philippines sẽ không phụ thuộc vào nước Mỹ. Và cùng với đó, chúng tôi cũng không định làm vừa lòng bất cứ ai, ngoài lợi ích của người Philippines”. Trong nửa nhiệm kỳ vừa qua, chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Duterte liên tục chuyển hướng, trong đó quan trong và chủ yếu nhất vẫn là việc Phillippines chuyển từ đối đầu sang tăng cường quan hệ với Trung Quốc và thể hiện một sự độc lập nhất định với đồng minh Mỹ.

Chính sách đối ngoại của Philippines dưới sự cầm quyền của Liên minh đảng “Dân chủ Philippines” và đảng “Quyền lực Nhân dân” đứng đầu là Tổng thống Duterte thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều vào dư luận nội bộ và sự ủng hộ của người dân tại Philippines.Trong 3 năm vừa qua, chính quyền của Tổng thống Duterte nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân bằng chính sách chống tham nhũng mạnh mẽ và chống tội phạm ma túy cứng rắn. Tuy nhiên, Tổng thống Duterte cũng vấp phải sự phản đối không hề nhỏ từ người dân và bộ phận chính trị đối lập do chính sách kết thân với Trung Quốc và xử lý vấn đề tranh chấp Biển Đông một cách mềm mỏng có phần “nhu nhược” trước các hành động của Bắc Kinh.

Đã có ít nhất 5 cuộc biểu tình quy mô lớn của người dân Philippines nhằm phản đối chính sách của chính quyền đối với vấn đề chủ quyền biển đảo và mối quan hệ giữa Philippines với Trung Quốc. Cuộc biểu tình quy mô lớn do Phong trào và Liên minh chống Trung Quốc (MARCHA), đứng đầu là Cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez (25/2/2016) để phản đối các hành động quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc. Đại diện cho MARCHA, cựu cố vấn An ninh quốc gia Philippines Roilo Golez khẳng định: “Các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông là có hệ thống. Trung Quốc muốn bá quyền ở Biển Đông, Biển Hoa Đông rồi sau đó sẽ là cả biển Tây Thái Bình Dương. Các nước cần đoàn kết để ngăn chặn việc Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo, việc Trung Quốc triển khai tên lửa ra Biển Đông để đe doạ khu vực. Chúng ta cần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt sự hiếu chiến, trả lại vùng biển cho chúng ta, Trung Quốc cần tuân thủ luật pháp quốc tế”. Hay như cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc chuyển đổi 7 bãi đá thành các đảo nhân tạo, hoàn chỉnh với các cơ sở hải quân và không quân, bao gồm đường băng và bãi đáp trực thăng (10/2/2018). Các nhà hoạt động Philippines nói thái độ hợp tác với Trung Quốc của Tổng thống Duterte có thể khuyến khích Bắc Kinh mở rộng hơn nữa hoạt động xây dựng ở Biển Đông. “Nếu chính quyền Philippines không muốn phản đối Trung Quốc xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo tranh chấp và trong khu vực vực đặc quyền kinh tế của chúng ta, thì người dân Philippines, sẽ lên tiếng và phản đối”, Tổng Thư ký tổ chức cánh tả Bayan, người tổ chức biểu tình Renato Reyes Jr tuyên bố. Trên thực tế, bất chấp sự phản đối và quan ngại của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn ngang nhiên bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự trái phép ở Biển Đông, trong đó có 7 đảo nhân tạo nước này chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Cuộc biểu tình nhân kỷ niệm 2 năm Ngày Tòa Trọng tài (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông, phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và chính sách nhu nhược của chính quyền Tổng thống Duterte trước Trung Quốc (27/6/2018). Gần đây nhất là cuộc biểu tình của hàng nghìn người dân Philippine nhằm phản đối Trung Quốc đưa tàu tới bao vây đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa mà Phlippines tuyên bố có chủ quyền (9/4/2019). Người biểu tình cũng phản đối Tổng Thống Durterte vì chính phủ Philippine hoàn toàn không có tiếng trong vụ việc trên, đồng thời phản đối việc chính phủ Philippine vay nợ từ Trung Quốc.

Chính sách Biển Đông của Philippines trong nửa nhiệm kỳ còn lại của Chính quyền Tổng thống Duterte sẽ khó dự đoán chính xác, song về cơ bản sẽ theo các chiều hướng sau: Một là, tiếp tục chính sách xoay chiều, kết thân với Trung Quốc. Philippines sẽ vẫn xử lý mềm mỏng vấn đề Biển Đông và tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc và để vấn đề Biển Đông cản trở mối quan hệ giữa hai nước. Hai là, tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận khai thác chung ở Biển Đông với Trung Quốc, song sẽ có sự điều chỉnh để tránh búa rìu của dư luận. Ba là, tìm cách xoa dịu dư luận nội bộ bằng những một số tuyên bố thể hiện sự cứng rắn đối với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Thể hiện quyết tâm của chính quyền trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bốn là, tiếp tục chủ động gác lại Phán quyến của Tòa Trọng tài hồi tháng 7/2016, thay vào đó là đẩy mạnh tham vấn song phương với Trung Quốc về Biển Đông. Năm là, tuy có nhiều tuyên bố lên án Mỹ và châu Âu, song giới lãnh đạo Philippines nhất là Bộ Quốc phòng sẽ vẫn coi quan hệ đồng minh với Mỹ là trụ cột vì hai nước vẫn thực hiện theo Hiệp ước đồng minh đã ký kết. Sau là, tiếp tục thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng, chống tội phạm ma túy và phát triển kinh tế để phủ bóng lên vấn đề Biển Đông, xoa dịu dư luận. Cuối cùng, đối với việc đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), Philippines sẽ giữ lập trường riêng, có thể gây khó khăn cho việc thống nhất tiếng nói chung của ASEAN trong vấn đề này do Philippines đang theo đuổi những lợi ích riêng của quốc gia mình trong quan hệ với Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới