Saturday, April 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTrung Quốc phải ngừng thổi bùng ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc...

Trung Quốc phải ngừng thổi bùng ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc nhằm chống Mỹ

Giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại tiếp tục leo thang, Trung Quốc dường như đang mở ra một mặt trận trong nước bằng cách kích động chủ nghĩa dân tộc chống Mỹ, với những lời hùng biện và những bộ phim chiến tranh thời Maoist kéo dài hàng thập niên, theo bài phân tích của giáo sư Minxin Pei, Chủ tịch Quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc tại Trung tâm Kluge, Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ.  

Cho đến khi cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước bế tắc vào những tuần trước và Washington đã tăng thuế từ 10 đến 25% trên 200 tỷ đô la hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tới Hoa Kỳ. Chính phủ Trung Quốc đã can thiệp bộ máy kiểm soát của họ. Những người kiểm duyệt siêng năng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đảm bảo rằng không chỉ cuộc chiến thương mại được đưa tin một cách tối thiểu mà còn cả những lời chỉ trích Hoa Kỳ cũng đã bị ngăn chặn trên truyền thông, bài viết đăng tải trên tờ Nikkei cho biết. 

Nhưng Bắc Kinh đã cư xử theo cách thù địch hơn vào giữa tháng Năm, sau khi các cuộc đàm phán thất bại, dẫn đến việc nối lại ngay lập tức cuộc chiến thương mại.

Những lời hùng biện chống Mỹ bắt đầu phủ sóng các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc. Washington đang được miêu tả là một kẻ bắt nạt kìm giữ Trung Quốc khỏi việc ngày càng giàu có và thịnh vượng.

Để chắc chắn rằng thông điệp của họ được xuyên suốt, một kênh phim của Đài truyền hình Trung ương đã thay đổi chương trình phát sóng “giờ vàng” của họ từ ngày 17 đến 19/5, để chiếu ba bộ phim chống Mỹ về Chiến tranh Triều Tiên bao gồm ‘Heroic Sons and Daughters’ (1964), ‘Battle on Shangganling Mountain’ (1954), và ‘Surprise Attack’ (1960).

Vì những bộ phim này đã không được chiếu trên truyền hình nhà nước trong nhiều thập niên, nên sự trở lại nổi bật của chúng rõ ràng báo hiệu rằng, những người hâm mộ chủ nghĩa dân tộc chống Mỹ của Trung Quốc đã tạo ra một sự hỗ trợ tổng lực cho các chính sách chính quyền. 

Chính phủ Trung Quốc cho đến nay đã kiềm chế không tấn công cá nhân ông Trump, có lẽ vì lo ngại rằng việc này có thể sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn, theo ông Minxin Pei. Tuy nhiên, nếu chính phủ Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể dùng luận điệu tuyên truyền quốc gia chống Mỹ để phù hợp với mục tiêu ngoại giao của nó thì họ phải suy nghĩ lại. 

Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể gặt hái một số lợi ích chính trị ngắn hạn bằng cách thúc đẩy tình cảm dân tộc chống Mỹ ở đại lục, chiến lược này cuối cùng sẽ phản tác dụng, thậm chí là tự đánh bại. Nếu chính phủ Trung Quốc thực sự có ý định đưa cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đi đến một cái kết đàm phán, điều cuối cùng cần làm là “giải phóng” chủ nghĩa chống Mỹ trong lòng công chúng Trung Quốc.

Một trong những điểm đã ngăn cản các nhà đàm phán Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận là văn bản nêu ra chi tiết của các điều khoản thuân thủ và thực thi. Trung Quốc tin là các điều khoản này không cân bằng khi đặt trách nhiệm tuân thủ về phía Trung Quốc, đồng thời trao cho Hoa Kỳ các công cụ đơn phương để áp đặt các chế tài trừng phạt trong trường hợp Trung Quốc vi phạm. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như lo sợ rằng việc chấp nhận các điều khoản như vậy được xem là phải “nuốt” một “hiệp ước bất bình đẳng”.

Nhưng việc khơi dậy tình cảm chủ nghĩa dân tộc vào thời điểm này chỉ khiến Trung Quốc gặp khó khăn hơn khi phải đồng ý với một thỏa thuận cuối cùng rằng, sẽ cần phải có các điều khoản thực thi đáng tin cậy. Hơn nữa, bất kỳ lợi ích chính trị nào mà chính phủ Trung Quốc hy vọng sẽ thu được từ việc tăng cường bộ máy tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc của nó chắc chắn là ngắn ngủi.


Nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu sụp đổ?

  Có thể, những lời lẽ hùng biện ‘không khoan nhượng’ của Bắc Kinh có thể đã kích động người dân thường Trung Quốc phẫn nộ với chiến tranh thương mại và nỗ lực của Washington làm tê liệt Huawei – bởi từ chối cho phép họ tiếp cận công nghệ Mỹ.

Nhưng chẳng bao lâu nữa, thực tế khắc nghiệt sẽ xảy ra với hậu quả của cuộc chiến thương mại, đó là mất việc làm trong lĩnh vực xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế thấp hơn, và bất ổn trong thị trường chứng khoán Trung Quốc – càng trở nên rõ ràng và đau đớn hơn. 

Các nạn nhân của cuộc chiến thương mại ở Trung Quốc ban đầu sẽ đổ lỗi cho Hoa Kỳ vì sự đau khổ của họ, nhưng chắc chắn sự giận dữ của họ sẽ quay hướng sang chính phủ nếu họ không đưa ra được cái giải pháp hiệu quả để khôi phục niềm tin và khôi phục nền kinh tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới