Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaPháp tăng cường hiện diện ở khu vực Đông Nam Á qua...

Pháp tăng cường hiện diện ở khu vực Đông Nam Á qua chuyến thăm của tàu sân bay

Pháp vừa cử Tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle tới Hồng Công và Singapore trong các chuyến thăm hữu nghị nhằm tăng cường hiện diện và hợp tác với Hồng Công và Singapore.

Ngoại giao chiến hạm của Pháp với các nước

Trong chuyến thăm tới Hong Kong và Singapore, tàu sân bay Charles de Gaulle đã mở cửa khi neo đậu tại Singapore, cho phép người dân địa phương lên tàu tham quan. Qua chuyến thăm này, Pháp gửi thông điệp về sự hợp tác và việc nước này tái hiện diện nhiều hơn ở Biển Đông và khu vực.

Hiện tại, trên thế giới có tổng cộng 12 tàu sân bay hạt nhân và trong số đó có 11 chiếc thuộc sở hữu của Hải quân Mỹ với 10 chiếc lớp Nimitz và một chiếc lớp Gerald R. Ford. Chiếc hàng không mẫu hạm hạt nhân duy nhất không mang quốc tịch Pháp chính là chiếc Charles de Gaulle.Không giống như các tàu sân bay hạt nhân của Mỹ đều có độ giãn nước hàng trăm nghìn tấn, tàu sân bay hạt nhân của Pháp chỉ bé chưa bằng một nửa với độ giãn nước tối đa 42.000 tấn. Tàu có chiều dài 261 mét và lườn rộng 64 m, mớm nước tối đa 9,4 m. Tàu có khả năng mang theo tối đa 40 máy bay các loại trong đó chủ yếu là các tiêm kích Rafale M do Pháp sản xuất.

Tàu sân bay hạt nhân này được Hải quân Pháp đặt hàng đóng mới từ năm 1986 và tới năm 1989 bắt đầu quá trình đóng mới được tiến hành. Phải tới năm 1994 tàu mới được hạ thuỷ và tới năm 2001 tàu mới thực hiện chuyến đi biển đầu tiên. Năm 1993, trong quá trình đóng mới tàu sân bay hạt nhân này đã khiến mối quan hệ giữa Anh và Pháp bị sứt mẻ khi một nhóm phóng viên mang mác của tạp chí The Guardian được lên thăm quan tàu sau đó bị Pháp phát hiện ra lại là… tình báo MI6 của Anh đang có ý định ăn cắp công nghệ làm lò phản ứng hạt nhân trên tàu. Nếu tính trong toàn bộ chiều dài lịch sử của Hải quân Pháp, tàu sân bay Charles de Gaulle là tàu sân bay thứ 10 mà nước này sở hữu. Đây hiện tại cũng là tàu sân bay đúng nghĩa duy nhất trong biên chế của Hải quân Pháp.Tàu sân bay này của Pháp cũng vừa trải qua quá trình bảo dưỡng, nâng cấp đại tu giữa dòng đời bắt đầu từ năm 2017. Quá trình đại tu này kéo dài 18 tháng và tới tháng 9/2018 tàu tiếp tục quay trở lại hoạt động bình thường.Hiện tại, Hải quân Pháp vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc thiết kế tàu sân bay thay thế cho Charles de Gaulle và thời gian dự kiến sẽ cho tàu sân bay hạt nhân này về hưu.

Thách thức phản ứng không hài lòng của TQ

Mặc dù sự tái định hướng của Paris qua khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã được tiến hành trước khi ông Macron đắc cử tổng thống vào năm 2017, nhưng tổng thống Pháp đã trở thành người công khai ủng hộ việc củng cố các mối quan hệ kinh tế và an ninh trên “Trục Ấn Độ – Thái Bình Dương”. Không những thế, Pháp còn biến thái độ ủng hộ thành các thỏa thuận cụ thể với các tác nhân trong khu vực, trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam, để tăng cường hợp tác quốc phòng.

Về sự hiện diện của Pháp ở Biển Đông, tham mưu trưởng Hải Quân Pháp nhắc lại tuyên bố của ông Jean-Yves Le Drian, lúc còn là Bộ trưởng Quốc Phòng tại diễn đàn Đối Thoại Shangri-La ở Singapore, xác định rằng trong tư cách một quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế rộng thứ hai trên thế giới, Pháp có nhiệm vụ lên tiếng về nhu cầu củng cố luật biển quốc tế đang bị thách thức ở Biển Đông. Theo đô đốc Prazuck, tuyên bố của bộ trưởng Le Drian đã được Quân Đội Pháp thể hiện trong thực tế : Từ 6 đến 10 lần mỗi năm, một chiến hạm Pháp đi qua Biển Đông để khẳng định ưu thế của luật hàng hải quốc tế. Hoạt động này đã được chú ý, tàu Pháp đã bị tàu Trung Quốc theo dõi nhưng không có sự cố, trong lúc các láng giềng của Trung Quốc thì ghi nhận rằng cho đến gần đây, Pháp quốc gia châu Âu duy nhất có mặt ở vùng Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới