Wednesday, April 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTướng Mỹ chỉ trích Chủ tịch TQ Tập Cận Bình là kẻ...

Tướng Mỹ chỉ trích Chủ tịch TQ Tập Cận Bình là kẻ không giữ lời ở Biển Đông

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph Dunford (29/5) cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng cam kết về việc không quân sự hóa Biển Đông, nhưng những hành động của nước này lại đi ngược với tuyên bố trên.

Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ

Theo hãng thông tấn xã Đài Loan, phát biểu tại Viện Brookings ở Washington, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph Dunford đã nêu rõ: “Vào mùa thu năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa với Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng, họ sẽ không quân sự hóa các đảo (Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp ở biển Đông). Vậy mà những gì chúng ta thấy hiện nay là đường băng dài hơn 3.000m, các kho chứa đạn, triển khai thường xuyên các hệ thống phòng thủ tên lửa… Rõ ràng, họ đã rời xa những cam kết này”; đồng thời Tướng Dunford cũng nhấn mạnh: “Tôi không đề xuất việc đáp trả bằng quân sự. Những gì cần phải làm là hành động tập thể, thống nhất nhằm đối phó với những ai vi phạm quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế. Họ cần phải chịu trách nhiệm với hành động vi phạm trong tương lai”. Ông cũng nói thêm rằng “dĩ nhiên có thể có các bước đi kinh tế và ngoại giao” để thực hiện điều này, chứ không phải “hành động quân sự đáp trả”.

Về ý kiến cho rằng Trung Quốc dường như không còn cấp tập xây đảo và quân sự hóa ở Biển Đông, ông Dunford nói: “Tôi cho rằng đó là vì các đảo giờ đã được phát triển tới mức chúng có thể cung cấp khả năng quân sự theo như đúng yêu cầu của Trung Quốc”.

Được biết, Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra các cam kết không quân sự hóa ở Biển Đông. Phát biểu trong chuyến thăm Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (9/2015) đã công khai cam kết Trung Quốc sẽ bảo vệ an ninh hàng hải qua Biển Đông và không quân sự hoá quần đảo Trường Sa. Trước đó, nhiều quan chức của Trung Quốc cũng cho rằng các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông là nhằm thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và Trung Quốc không có các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, hay chạy đua vũ trang trong khu vực. Gần đây nhất, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Trưởng đoàn của Trung Quốc, Trung tướng Hà Lôi, Phó Viện trưởng Viện hàn lâm Khoa học Quân sự Trung Quốc khẳng định phát biểu của Mỹ về việc Trung Quốc triển khai vũ khí tới Biển Đông là “thiếu trách nhiệm, những hành động của Trung Quốc chỉ nhằm mục đích phòng thủ quốc gia, tránh nguy cơ xâm lược từ các nước khác”.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nước này bất chấp tất cả để độc chiếm Biển Đông, thì việc thực hiện các cam kết đã đưa ra chỉ là điều không tưởng. Phát biểu bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (4/8/2018) hùng hồn tuyên bố: “Một số nước ngoài khu vực, chủ yếu là Mỹ, đã đưa vũ khí chiến lược lớn đến khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông, như là cách để phô bày sức mạnh quân sự và gây sức ép với các nước tại khu vực, bao gồm Trung Quốc. Tôi e rằng đây là động lực lớn nhất cho việc Trung Quốc thúc đẩy việc quân sự hóa tại khu vực”. Không những vậy, ông Vương Nghị còn ngang nhiên cho rằng “Trung Quốc hoàn toàn có quyền làm những việc đó vì Trung Quốc cần bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Và bởi vì ngày càng có nhiều áp lực với Trung Quốc, việc Trung Quốc tiến hành thêm nhiều biện pháp tự vệ là điều tự nhiên”. Đồng thời, ông Vương Nghị cũng không quên cáo buộc “các nước ngoài khu vực” cố tình gây rối tại Hội nghị Ngoại trưởng Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Hội nghị của ASEAN và 8 nước khác, bao gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Mỹ.

Việc Trung Quốc ngang nhiên thừa nhận quân sự hóa ở Biển Đông (bất chấp cam kết trước đây của Tập Cận Bình) cho thấy Bắc Kinh sẽ không từ thủ đoạn để độc chiếm Biển Đông. Không những vậy, Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông nhằm ngăn chặn và đẩy Mỹ ra khỏi khu vực này, biến khu vực Biển Đông thành vùng chịu ảnh hưởng chi phối của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc đang tìm cách gây áp lực với các nước cùng có tranh chấp ở Biển Đông, nhằm khiến các nước này nản chí, từ bỏ hy vọng có ngày giành lại được khu vực tranh chấp. Ngoài ra, việc thừa nhận quân sự hóa ở Biển Đông cũng phục vụ mục đích “răn đe” và đe dọa của Bắc Kinh, đặc biệt là trong bối cảnh các tranh chấp về quyền đánh cá và khai thác tài nguyên có thể nóng lên trong khu vực. Tuy nhiên, việc Trung Quốc viện cớ “sức ép từ bên ngoài khu vực” để quân sự hóa Biển Đông chính là sự ngụy biện. Trung Quốc đã hoàn tất việc bồi đắp phi pháp trên Biển Đông và ngang nhiên đưa vũ khí, khí tài đến một số thực thể trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, vì lẽ đó họ không ngại che giấu mưu đồ nữa.

Việc Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ở Biển Đông không chỉ đi ngược lại cam kết của ông Tập Cận Bình mà còn vi phạm hiến chương Liên Hợp quốc; vi phạm Công ước luật biển; vi phạm tuyên bố ứng xử các bên trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký ASEAN (2002) ở PhnomPenh Campuchia. Về mặt đối ngoại họ đã đi ngược lại điều cam kết với các nước ASEAN là giữ nguyên hiện trạng trong quan hệ Việt Nam và thống nhất 6 nguyên tắc ứng xử giải quyết tranh chấp biển Đông. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng ký tuyên bố chung Việt – Trung, trong đó khẳng định lại hai bên cam kết đảm bảo hòa bình ổn định khu vực. Đặc biệt, trong cuộc họp báo quốc tế ở nhà trắng, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc không quân sự hóa biển Đông. Tuy nhiên, trên thực tế Trung Quốc đã đi ngược lại với điều cam kết, ngược lại với quốc tế. Việc quân sự hóa cao độ của Trung Quốc tại các đảo được xây dựng trái phép trên Biển Đông đã làm dấy lên phản ứng mạnh trên toàn khu vực và xa hơn thế, đồng thời đặt ra nguy cơ xảy ra xung đột dữ dội, đặt toàn bộ các nước có tranh chấp khác trong đường ngắm của Trung Quốc. Quá trình quân sự hóa tăng cường tại các tiền đồn tôn tạo trái phép” của Trung Quốc sẽ “chỉ làm gia tăng căng thẳng và gây ra sự mất lòng tin giữa các nước có tranh chấp”.

Không những vậy, việc Trung Quốc thừa nhận quân sự hóa Biển Đông khiến cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất và bộ mặt thật của Trung Quốc. Điều này không chỉ khiế Trung Quốc đã tự cô lập họ trong khu vực, đặc biệt trong mối quan hệ với các nước ASEAN mà còn khiến uy tín, danh dự quốc gia của Trung Quốc bị tụt giảm nghiêm trọng.

RELATED ARTICLES

Tin mới