Ngày 29/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng thông báo, nhận lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm Nga từ ngày 5-7/6 tới. Theo dự báo của giới quan sát quốc tế, hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc sẽ tập trung thảo luận về thúc đẩy quan hệ song phương, vấn đề chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, cuộc khủng hoảng tại Venezuala, tình hình khu vực Trung Đông.
Tăng cường, củng cố quan hệ song phương Trung – Nga
Chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Trung Quốc được thực hiện trong bối cảnh Bắc Kinh đang tăng cường nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ từ các đối tác trong khu vực và toàn cầu như Nga và các quốc gia Trung Á khi cuộc cạnh tranh địa chiến lược, đặc biệt về công nghệ, với Mỹ đang nóng lên.Cố vấn Tổng thống Nga Yuri Ushakov cho biết trong chuyến thăm Nga, Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ có cuộc gặp Tổng thống Putin và có bài phát biểu tại SPIEF. Theo kế hoạch, ông Tập Cận Bình cũng sẽ thăm thủ đô Bishkek của Kyrgystan để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) cũng như tham dự một diễn đàn an ninh khu vực ở Dushanbe, Tajikistan.
Quan hệ Trung – Nga xấu đi vào cuối thập niên 1950 đã mở đường cho cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Richard Nixon và lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông vào năm 1972. Kết quả của cuộc gặp đó là Thông cáo Thượng Hải, kèm với thế hòa hoãn giữa Mỹ và Trung Quốc và việc kiềm chế Liên Xô ở châu Á-Thái Bình Dương. Mãi đến cuối Chiến tranh Lạnh, quan hệ Nga-Trung mới bắt đầu tan băng. Hai nước gác lại các chia rẽ về ý thức hệ và lái mối quan hệ song phương theo hướng thực dụng hơn dựa trên lợi ích chung và việc đối phó với các thách thức chung. Mối quan hệ này ngày càng được cải thiện theo thời gian. Năm 1992, Tổng thống Nga Boris Yeltsin thăm Trung Quốc. Năm 1993, hai nước ký một thỏa thuận quân sự. Năm 1996, hai bên ký thỏa thuận hợp tác chiến lược đầu tiên. Sau đó là một loạt thỏa thuận khác nữa, như Hiệp ước láng giềng thân thiện, thỏa thuận đối tác chiến lược… Quan hệ gần gũi giữa đôi bên đã dẫn tới một loạt kết quả cụ thể, trong lĩnh vực bán vũ khí, chuyển giao công nghệ quân sự, và năng lượng…
Đáng lưu ý nhất là việc hai bên ký kết thỏa thuận về việc tích hợp dự án “Liên minh Kinh tế Á – Âu” (EEU) và sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI). Nếu thành công, sự kết hợp này sẽ đánh dấu một bước tiến lớn trong việc củng cố quan hệ Trung-Nga, với những tác động không nhỏ lên cả châu Á và phương Tây. Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố triển khai sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) vào năm 2013, cả Nga và phương Tây đều bị bất ngờ. Riêng Nga có thể còn lo lắng về việc BRI làm suy yếu vị thế của họ ở Trung Á, “sân sau” của Nga.
Đối với Trung Quốc, sự ủng hộ của Nga ở Trung Á mang lại nhiều lợi thế. Thứ nhất, ảnh hưởng và kiến thức Nga về khu vực giúp giảm các rủi ro và trở ngại đối với các dự án BRI, giảm chi phí và tăng lợi ích cho Trung Quốc. Thứ hai, việc Nga chấp nhận để Trung Quốc can dự vào Trung Á sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc đóng vai trò trực tiếp trong việc bảo đảm an ninh ở đây, ngăn ngừa tộc người Duy Ngô Nhĩ hình thành các căn cứ tại đây để chống lại chính quyền Trung Quốc. Thứ ba, mô hình quan hệ này có tiềm năng hình thành không gian địa chính trị nằm dưới sự ảnh hưởng riêng của Nga và Trung Quốc, ngoài tầm với của EU và Mỹ. Đối với Nga, điều này cho phép họ hạn chế các đòn trừng phạt kinh tế từ EU và Mỹ, tìm kiếm các thị trường thay thế, mở ra lối đi mới cho kinh tế Nga. Việc tích hợp EEU với BRI có thể mang lại cho EEU một kênh thương mại mới để thúc đẩy chiến lược “hướng đông”, giúp Nga tiếp cận các thị trường ở châu Á-Thái Bình Dương.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và quan hệ Nga – Mỹ
Chiến tranh thương mại giữa Mỹ – Trung khởi đầu vào ngày vào ngày 22/3/2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Danh sách thuế quan trọng tập trung vào các sản phẩm được đưa vào kế hoạch Made in China 2025, bao gồm các sản phẩm liên quan đến công nghệ thông tin và robot. Nó cho phép tổng thống có thẩm quyền đơn phương áp dụng tiền phạt hoặc các hình phạt khác đối với một đối tác thương mại nếu nó được cho là không công bằng gây tổn hại đến lợi ích kinh doanh của Mỹ. Vào tháng 4, Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu thép và nhôm từ Trung Quốc, Canada và các nước trong Liên minh châu Âu. Ngày 6/7/2018, Tổng thống Donald Trump cho áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 34 tỷ USD của Trung Quốc, đưa đến việc Trung Quốc đáp lại với các mức thuế tương tự đối với các sản phẩm của Mỹ. Chính quyền Trump cho biết thuế quan là việc cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ, và giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc. Kết quả là Mỹ tuyên bố luật pháp Trung Quốc làm suy yếu quyền sở hữu trí tuệ bằng cách buộc các công ty nước ngoài tham gia liên doanh với các công ty Trung Quốc, sau đó cho phép các công ty Trung Quốc truy cập và cho phép sử dụng, cải tiến, sao chép hoặc đánh cắp công nghệ của họ. Tổng thống Trump cũng coi kế hoạch công nghiệp kỹ thuật của Made in China 2025 là mối đe dọa đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, do đó kêu gọi Trung Quốc dừng toàn bộ kế hoạch. Tuy nhiên, Trung Quốc lập luận rằng họ đã tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và rằng Mỹ đã bỏ qua nỗ lực này; rằng Hoa Kỳ đã bỏ qua các quy tắc của WTO và bỏ qua các lời kêu gọi của các ngành công nghiệp của mình để giảm thuế. Trung Quốc kiên quyết phản đối các tập quán thương mại này của Mỹ, tin rằng họ đại diện cho “chủ nghĩa đơn phương” và “chủ nghĩa bảo hộ”.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuala hiện nay
Cả Nga và Trung Quốc đều có một mối quan tâm chung trong cuộc khủng hoảng chính trị Venezuala hiện nay. Trong cuộc bầu cử tháng 5/2018, Tổng thống đương nhiệm Nicolás Maduro đã tái đắc cử, song Mỹ và phương Tây cùng nhiều chính trị gia cả trong và ngoài nước không tin Maduro được bầu hợp pháp. Trong những tháng trước khi nhậm chức vào ngày 10/01/2019, Maduro bị các quốc gia và các cơ quan bao gồm Nhóm Lima (trừ Mexico), Mỹ và Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) khuyên không nên tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, với áp lực này được tăng lên khi Quốc hội Venezuela mới đã tuyên thệ vào ngày 5/01. Vài phút sau khi Maduro tuyên thệ nhậm chức, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ đã phê chuẩn một nghị quyết trong phiên họp đặc biệt của Hội đồng thường trực, trong đó Maduro được tuyên bố là bất hợp pháp với tư cách là Tổng thống Venezuela, kêu gọi một cuộc bầu cử mới. Cuộc bầu cử của Maduro được ủng hộ bởi Nga, Trung Quốc, Mexico và ALBA. Trong nội bộ, Maduro đã nhận được sự ủng hộ của Quốc hội lập hiến, trong khi Guaidó được hỗ trợ bởi phe đối lập. Kể từ ngày 10/01, Venezuela đã trải qua một cuộc khủng hoảng tổng thống. Tổng thống đương nhiệm Nicolás Maduro tái đắc cử làm tổng thống Venezuela đã bị một số tổ chức và chính phủ quốc gia khác nhau phản đối. Quốc hội Venezuela đã đưa Juan Guaidó lên làm Tổng thống lâm thời và lãnh đạo các cuộc biểu tình phản đối cuộc bầu cử của Maduro. Juan Guaidó đã bắt đầu các hoạt động như một chính phủ chuyển tiếp, kêu gọi một cuộc họp theo kiểu tòa thị chính mở cửa vào ngày 11/01. Biểu tình và đào tẩu cũng đã bắt đầu diễn ra. Guaidó đã bị lực lượng an ninh Venezuela bắt giữ trong một thời gian ngắn vào ngày 13/01, với mỗi bên tuyên bố bên kia phải chịu trách nhiệm; Những người ủng hộ Maduro tuyên bố vụ bắt giữ đã được tổ chức trong khi Guaidó gọi vụ bắt giữ là một nỗ lực ngăn chặn Quốc hội nắm quyền. Venezuela bắt đầu kiểm duyệt một số phương tiện truyền thông xã hội bắt đầu vào ngày 21/01. Vài ngày sau tuyên bố của Quốc hội, nhiều nhóm hoạt động trong Venezuela, quốc gia nước ngoài và các tổ chức quốc tế đã đưa ra những tuyên bố ủng hộ hai bên của cuộc xung đột. Tập đoàn Lima tuyên bố Maduro bất hợp pháp vào ngày 13/01. Sau đó, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) và Liên minh châu Âu bày tỏ sự ủng hộ đối với Quốc hội cùng với các nước phương Tây khác, trong khi các quốc gia khác đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Maduro. Các cuộc biểu tình lớn và bạo lực nổ ra vào ngày 23/01 và thu hút thêm phản ứng từ một số chính phủ và nhà lãnh đạo nước ngoài. Tuy nhiên, các quốc gia khác đã tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với chính phủ Maduro của Nicolás, bao gồm cả các nước Mỹ Latinh và thế giới. Các quốc gia hỗ trợ Chính quyền Tổng thống Nicolás Maduro gồm Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Vấn đề hạt nhân, dầu mỏ Iran tại Trung Đông
Việc Iran thông báo với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) về kế hoạch mở một trung tâm sản xuất máy ly tâm mới để tăng khả năng làm giàu urani. Phương pháp làm giàu urani bằng máy ly tâm thường được sử dụng vì ít tốn diện tích, không tiêu thụ nhiều năng lượng và ít gây rò rỉ phóng xạ. Người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi nhấn mạnh điều này không có nghĩa là Tehran đã bắt đầu lắp ráp các máy ly tâm, khẳng định Iran “không vi phạm thỏa thuận hạt nhân” đã ký kết với các cường quốc trên thế giới.
Động thái của Iran bị Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cáo buộc là nhằm xây dựng kho vũ khí hạt nhân để hủy diệt Israel. Tel Aviv cũng nhấn mạnh việc không để Tehran phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân. Thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với 6 cường quốc (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc) được ký vào năm 2015 với tên đầy đủ là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), là kết quả của 15 năm đàm phán ngoại giao. Theo đó, Tehran có thể chế tạo các bộ phận cho máy ly tâm, miễn là không đưa chúng vào hoạt động trong 10 năm đầu tiên của thỏa thuận. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/5 tuyên bố rút khỏi JCPOA, kêu gọi xây dựng một “thỏa thuận mới và lâu dài”, trong đó không chỉ đặt ra giới hạn sâu hơn với chương trình hạt nhân Iran, mà còn nhằm vào dự án tên lửa đạn đạo và việc nước này hỗ trợ hàng loạt nhóm vũ trang khắp Trung Đông. Trong vấn đề này, Nga và Trung Quốc được xem là có vai trò quan trọng giúp Iran đứng vững trước các hành động tấn công chính trị, ngoại giao, kinh tế của Mỹ và đồng mình. Vì vậy, đây sẽ là nội dung được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin bàn thảo.