Saturday, November 2, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaVì sao TQ thận trọng với quân bài “đất hiếm” trong cuộc...

Vì sao TQ thận trọng với quân bài “đất hiếm” trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Trong những ngày gần đây, vấn đề “đất hiếm” được dư luận quốc tế và khu vực đặc biệt quan tâm và xuất hiện trên các mặt báo do có liên quan đến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó nhiều phân tích, nhận định về khả năng Trung Quốc nắm quân bài này để đáp trả Mỹ. Tuy nhiên, trái với việc nước này được xem là đang có lợi thế về “đất hiếm”, thì Trung Quốc tỏ ra rất thận trọng trong vấn đề này.

Nguồn tài nguyên chiến lược, mang lại nhiều lợi thế cho TQ

Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu “đất hiếm” lớn nhất sang Mỹ trong nhiều năm. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu “đất hiếm” của Trung Quốc sang nước này đạt mức 92 triệu USD, theo Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ; trong khi đó, Nhật Bản, nước xuất khẩu “đất hiếm” lớn thứ hai sang Mỹ, cung cấp cho Mỹ các lô hàng “đất hiếm” trị giá 23 triệu USD. Tính đến tháng 3/2019, Mỹ đã nhập khẩu 19 triệu USD “đất hiếm”. Đây là một nguồn tài nguyên quý giá, không thể thiếu trong các ứng dụng công nghệ, công nghiệp hiện đại hiện nay. Với 17 nguyên tố quý giá, quặng “đất hiếm” có vai trò ngày càng lớn đối với các ngành công nghiệp và tương lai của thế giới. Quặng “đất hiếm” chứa 17 nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất, như Yttrium và lanthanum. Chúng nằm ở giữa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nguyên tố đầu tiên trong “đất hiếm” được phát hiện vào năm 1787. Theo nghiên cứu 17 nguyên tố trong “đất hiếm” đặc biệt vì chúng có nhiều tính chất vật lý khó tin. Chúng tạo ra nhiều công dụng kỳ diệu khi kết hợp với những nguyên liệu thông thường khác. Chẳng hạn, Europium là nguyên tố giúp con người biến tivi đen trắng thành tivi màu, Erbium được đặt vào các sợi cáp quang truyền dữ liệu để ánh sáng trong cáp di chuyển xa hơn. Một số nguyên tố trong “đất hiếm” được dùng để sản xuất những nam châm nhỏ hơn song mạnh hơn dành cho ô tô, ổ đĩa máy tính, máy phát điện, động cơ và cả hệ thống dẫn đường cho tên lửa. Nhiều nguyên tố khác làm tăng khả năng chịu nhiệt của các cánh quạt trong động cơ phản lực và làm tăng độ sáng của các ống nhòm hồng ngoại (dùng để quan sát trong đêm).

Mỹ và một số nước là nguồn cung cấp “đất hiếm” chủ yếu trong 50 năm qua. Nhưng nhờ chi phí lao động thấp và sự thiếu vắng những quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường, Trung Quốc trở thành nước bán “đất hiếm” với giá thấp nhất trên thế giới. Cục Địa chất Mỹ khẳng định những mỏ “đất hiếm” chưa được phát hiện trên thế giới có trữ lượng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của loài người trong tương lai. Tuy nhiên, giới khoa học không dám chắc liệu những mỏ mới sẽ được phát hiện kịp thời để đáp ứng nhu cầu đang tăng vọt hay không. Theo Cục Địa chất Mỹ, nguồn cung “đất hiếm” sẽ thấp hơn cầu khoảng 40 nghìn tấn trong vòng 5 năm tới.

Nếu ngừng xuất khẩu “đất hiếm” sang Mỹ, liệu TQ có yên ổn?

Quy trình tách các khoáng chất từ “đất hiếm” để tạo ra những vật liệu hữu ích là rất phức tạp, tốn kém và Trung Quốc có lợi thế không thể chối cãi về vấn đề này. Trong khi, “đất hiếm”có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp của Mỹ. Vì có tầm quan trọng chiến lược, “đất hiếm” là một trong số ít những mặt hàng mà Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ loại bỏ khỏi danh sách hàng hóa Trung Quốc trị giá hơn 300 tỉ USD bị cân nhắc áp thuế trong thời gian tới.Trung Quốc có thể ngừng xuất khẩu “đất hiếm” để gây rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến hoạt động sản xuất của các công ty công nghệ Mỹ bị tê liệt. Tuần trước, Jin Canrong, Giáo sư ngành quan hệ quốc tế ở Đại học Nhân dân tại Bắc Kinh, đăng một bài viết gợi ý Trung Quốc có thể cấm xuất khẩu “đất hiếm” sang Mỹ để trừng phạt động thái tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc của Mỹ. Vì Mỹ chỉ xuất khẩu 120 tỉ USD hàng hóa sang Trung Quốc vào năm 2018 nên Bắc Kinh không thể trả đũa tương ứng bằng các đòn thuế. Trung Quốc hiểu rõ các chuỗi cung ứng tốt hơn chúng ta cũng như hiểu rõ các khoáng chất “đất hiếm” này có sức mạnh chi phối như thế nào đến smartphone, xe điện Tesla và máy bay chiến đấu của chúng ta”.

TQ chỉ mới dừng lại ở những tuyên bố bóng gió, chưa có quyết định rõ ràng nào

Ngày 30/5, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định, nước này sẵn đáp ứng nhu cầu hợp lý của các nước khác về đất hiếm, song không chấp nhận các nước sử dụng đất hiếm của Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm có thể kiềm chế Trung Quốc.Phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần, Người Phát ngôn bộ trên Cao Phong nhấn mạnh, điều đó là không thể chấp nhận được, nhưng không nêu rõ là nước nào. Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới một xí nghiệp khai thác đất hiếm hồi cuối tuần trước đã làm dấy lên đồn đoán rằng, nước này sẽ sử dụng vị thế chi phối của họ với tư cách một nhà xuất khẩu đất hiếm cho Mỹ để làm đòn bẩy trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này.

Đất hiếm” dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện, để đưa vào các chế phẩm phân bón vi lượng nhằm tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh cho cây trồng; dùng để chế tạo các nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng, để diệt mối mọt, các cây mục nhằm bảo tồn các di tích lịch sử; chế tạo các đèn cathode trong các máy vôtuyến truyền hình; làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường, làm vật liệu siêu dẫn. Các ion “đất hiếm” cũng được sử dụng như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện và được ứng dụng trong công nghệ laser.

Tóm lại, với tình hình hiện nay, đối với Trung Quốc, bất kỳ hành động nào để đáp trả Mỹ đều sẽ được giới lãnh đạo nước này cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Vì vậy, vấn đề “đất hiếm” chắc chắn sẽ còn diễn biến gay cấn chưa có hồi kết. Và liệu Trung Quốc có dám đánh đổi lấy phần thiệt nhiều hơn không để tung ra con bài chiến lược này?

RELATED ARTICLES

Tin mới