Thursday, March 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ có thể sử dụng các doanh nghiệp để thúc đẩy hợp...

TQ có thể sử dụng các doanh nghiệp để thúc đẩy hợp tác song phương với các nước ở Biển Đông nhằm theo đuổi các yêu sách chủ quyền

Giới nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp của Trung Quốc đang đóng vai trò ngày một lớn trong hoạt động xây dựng trên Biển Đông và tìm cách củng cố vị thế vững chắc trong những năm tới, trước mắt là việc thúc đẩy hợp tác song phương, cùng khai thác với các nước.

Một số chuyên gia và các nhà ngoại giao trong khu vực cho rằng sự hiện diện mạnh mẽ của các doanh nghiệp Trung Quốc có thể làm phức tạp triển vọng giải quyết tranh chấp nếu Bắc Kinh bảo vệ họ bằng các biện pháp chính trị và quân sự. Nhiều nghiên cứu trên đã cho thấy Chính quyền Bắc Kinh đang khuyến khích các doanh nghiệp này hoạt động tại đây.

Các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong môi trường phức tạp và thường không minh bạch, phục vụ các lợi ích chiến lược quốc gia trong lúc họ tìm kiếm các cơ hội mới. Theo như nhận định của chuyên gia tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore thì các công ty này không thể hoạt động độc lập nhưng về cơ bản là bên cơ hội và khi môi trường chính sách thuận lợi, họ sẽ xúc tiến hoạt động và đã có nhiều dấu hiệu về cách hành xử đó trên Biển Đông. Nếu chính phủ Trung Quốc có thể duy trì ưu thế vượt trội trong khi đạt được sự ổn định, điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn hơn.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa ra trả lời trước yêu cầu bình luận. Mặc dù nghiên cứu nhấn mạnh đến sự khó khăn trong việc thu thập các thông tin tài chính, nhưng nghiên cứu cho biết việc Trung Quốc biến 7 rạn san hô và đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa thành các đảo nhân tạo là nỗ lực trị giá nhiều tỷ USD. Những nghiên cứu dẫn số liệu ước tính của báo giới cho thấy chỉ riêng việc xây dựng trên Đá Chữ thập, hiện được trang bị đường băng dài 3 km và các cơ sở quân sự bao gồm các tên lửa và radar, có chi phí khoảng 11 tỷ USD. Hoạt động xây dựng đang tiếp diễn trên 7 thực thể ở Biển Đông khiến Mỹ và các cường quốc khu vực khác lo ngại.

Ví dụ như cách thức mà Tập đoàn Xây dựng Viễn thông Trung Quốc (CCCC) và các công ty con đã tận dụng các chính sách được Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng hồi năm 2012 để mở rộng năng lực biển, một phần trong đó là phát triển các tàu nạo vét lớn nhất thế giới. Theo thị trường chứng khoán Hong Kong, CCCC từng có kế hoạch niêm yết dự án nạo vét hồi năm 2015 nhưng hồ sơ của họ sau đó đã hết hiệu lực. Theo bản nghiên cứu nói trên, CCCC đã thành lập các đơn vị mới có trụ sở ở quần đảo Hoàng Sa nhằm mục tiêu mở rộng hoạt động trong ngành du lịch, hậu cần, đánh bắt cá cũng như hoạt động xây dựng. Họ đã dành 15 tỷ USD để đầu tư trên khắp các lĩnh vực, một kế hoạch “xuất phát từ thực tế họ đang hưởng lợi từ việc cải tạo đảo trên Biển Đông khi thực hiện các sứ mệnh quốc gia”. CCCC cũng hợp tác với các công ty nhà nước khác, bao gồm Tập đoàn Dịch vụ Du lịch Trung Quốc (CTSG), để phát triển tàu biển mới và ngành công nghiệp du lịch trên quần đảo Hoàng Sa sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu ủng hộ các động thái như vậy hồi năm 2012. Hiện CCCC cũng không đưa ra bình luận nào. Nghiên cứu nói trên cũng cho biết chi tiết về cách thức Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã vận động cho việc tài trợ và thúc đẩy Trung Quốc can dự lớn hơn tại Biển Đông từ một thập kỷ trước sau khi đối mặt với các chỉ trích từ các học giả quan ngại về các hoạt động của các bên yêu sách khác.

Các chuyên gia nhấn mạnh một số công ty như CNOOC “tỏ ra thành thạo và hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực để gây ảnh hưởng đến chính sách nhà nước, trong khi một số nhân tố khác, như các công ty trong ngành du lịch, chỉ hưởng ứng khi nhà nước đưa ra các khuyến khích”. Trong một thông báo gửi tới Reuters, CNOOC cho biết họ có một chiến lược phát triển ở vùng nước sâu trên Biển Đông và có kế hoạch mở rộng đầu tư trong việc thăm dò và khai thác trong tương lai. Thông báo có đoạn: “Tất cả các công ty dầu và khí đốt toàn cầu được chào đón để cùng đầu tư và hoạt động ở ngoài khơi Trung Quốc và cùng nhau đạt được thành công”.

Một loạt các công ty nhà nước khác được cho là đang để mắt đến các hoạt động trên Biển Đông, từ chương trình năng lượng hạt nhân mới định hình, viễn thông, đánh bắt cá đến ngân hàng. Chuyên gia tại Viện ISEAS Ian Storey, cho rằng hoạt động này cho thấy “Bắc Kinh đang khuyến khích các công ty này trở thành nhân tố quan trọng ở Biển Đông. Đây là điều mà Trung Quốc có thể làm được trong khi các nước tranh chấp khác không thể, đặc biệt ở quy mô như vậy. Các bên chắc chắn sẽ không đi đến được một giải pháp cho tranh chấp này, dù là giải pháp pháp lý hay chính trị, và vai trò của các doanh nghiệp Trung Quốc đang nêu bật điều đó”.

Tháng 11/2018, Trung Quốc và Philippines đã ký thỏa thuận khung về tìm kiếm dầu khí ở Biển Đông nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines. Mặc dù chi tiết thỏa thuận cũng như thông tin về quá trình triển khai không được hai bên tiết lộ, nhưng nhiều phân tích cho rằng do vấp phải những rào cản về pháp lý, nhất là Hiến Pháp của Philippines nên phía chủ thể bên Trung Quốc có thể sẽ là những công ty, doanh nghiệp tư nhận hay liên doanh để đứng ra hợp tác cùng với chính phủ hoặc doanh nghiệp Philippines.

RELATED ARTICLES

Tin mới