Wednesday, November 6, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCái giá quá đắt TQ phải trả khi lao vào thương chiến...

Cái giá quá đắt TQ phải trả khi lao vào thương chiến với Mỹ

Cuộc chiến thương mại với Mỹ khiến Trung Quốc mất gần 2 triệu việc làm tính riêng khu vực công nghiệp, theo số liệu của Ngân hàng đầu tư Trung Quốc (CICC).

Khu vực công nghiệp Trung Quốc mất 5 triệu việc làm trong năm 2018 trong đó gần 2 triệu (chiếm 40%) liên quan đến thương chiến Mỹ Trung. Số lao động mất việc làm trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 3,4% tổng số việc làm trong lĩnh vực này và 0,7% tống số việc làm quốc gia. 

Các số liệu này vẽ ra một bức tranh ít lạc quan hơn về thị trường lao động của Trung Quốc so với thuật ngữ “thị trường việc làm ổn định” mà chính phủ Trung Quốc vẫn đang tuyên bố. 

25 thành viên Bộ Chính trị Trung Quốc cuối tháng này sẽ tham gia cuộc họp hàng quý để thảo luận các vấn đề về kinh tế và đề xuất chính sách mới thúc đẩy tăng trưởng và việc làm. Bắc Kinh từng nhiều lần nhấn mạnh tăng trưởng việc làm là ưu tiêu hàng đầu của chính phủ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ bước sang năm thứ 2.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế dự đoán phải tới cuối năm nay, Bộ Chính trị Trung Quốc mới ban hành các gói kích thích tài chính và tiền tệ nếu tốc độ tăng trưởng giảm xuống dưới mức kỷ lục 6,2% trong quý II năm 2019.

Trung Quốc chưa công bố dữ liệu chính thức về tổn thất kinh tế và việc làm do chiến tranh thương mại, nhưng ước tính tranh chấp với Mỹ sẽ làm giảm 0,5% tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế thứ 2 thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố theo các khảo sát hiện nay ở mức 5,1% trong tháng 6, cao hơn 0.3% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, con số này không bao gồm hàng triệu lao động nhập cư, những người được đánh giá là bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc chiến thuế quan của Mỹ. 

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nền kinh tế nước này tạo ra 7,4 triệu việc làm mới ở thành phố trong nửa đầu năm 2019, tương đương khoảng 2/3 mục tiêu hàng năm của chính phủ là 11 triệu việc làm. 

Nghiên cứu của CICC chỉ ra rằng trong 8 tiểu ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mức thuế quan Mỹ áp đặt, ít nhất 1,5 triệu công nhân bị mất việc. Lĩnh vực máy tính và thiết bị viễn thông bị ảnh hưởng nặng nề nhất với mức giảm 4.9% trong bối cảnh Mỹ tăng cường giám sát đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm cả các công ty viễn thông khổng lồ như ZTE và Huawei.

Một số công ty đa quốc gia cũng đóng cửa một phần hoặc tất cả các nhà máy của họ ở Trung Quốc vì chi phí hoạt động gia tăng và ảnh hưởng từ thuế quan của Mỹ. Sony Mobile đóng cửa nhà máy ở Bắc Kinh vào tháng 3, trong khi nhà sản xuất điện thoại Hàn Quốc Samsung dự kiến ​​sẽ đóng cửa nhà máy ở Huệ Châu trước tháng 9.

Việc làm trong ngành phụ trợ cao su và nhựa giảm 3,8%, điện và máy móc giảm 2,8% và kim loại giảm 2,6%.

Trước thực trạng này, CICC kêu gọi chính phủ ban hành các điều chỉnh mạnh mẽ hơn và cải cách cơ cầu để tạo ra sự ổn định việc làm. 

Việc làm là 1 trong 6 lĩnh vực quan trọng mà Trung Quốc khẳng định sẽ là ưu tiên duy trì ổn định. Vào tháng 5, ngay sau khi Washington tuyên bố tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh thành lập một nhóm điều phối liên ngành đặc biệt để giám sát tác động của việc cắt giảm việc làm.

RELATED ARTICLES

Tin mới