Saturday, April 20, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSau Nhật Bản, Australia liền lập đơn vị quân đội đối phó...

Sau Nhật Bản, Australia liền lập đơn vị quân đội đối phó TQ tại Thái Bình Dương

Trước sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc trong khu vực Thái Bình Dương, Bộ Quốc phòng Australia đặt ra kế hoạch thành lập một đơn vị quân sự với mục đích huấn luyện và trợ giúp đồng minh của mình ở Thái Bình Dương. 

Căn cứ quân sự của Australia

Australia lập đơn vị mới đối phó với Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds (23/7) tuyên bố Australia sẽ thành lập một đơn vị quân sự mới nhằm kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Thái Bình Dương trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực đang có xu hướng quan hệ gần hơn với Trung Quốc khi nước này tăng cường viện trợ đến những nơi thưa dân và giàu tài nguyên. Bà Reynolds chia sẻ “Lực lượng Hỗ trợ Thái Bình Dương sẽ triển khai một đội huấn luyện lưu động nhằm nâng cao năng lực, tính bền chặt và khả năng tương tác trong toàn khu vực trên một số lĩnh vực như: chiến dịch an ninh, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và gìn giữ hòa bình”. Bà cũng nói thêm lực lượng này sẽ “thắt chặt thêm mối quan hệ với các nước trong khu vực thông qua các cuộc tập trận và các khóa huấn luyện”. Ngoài ra, việc thành lập đơn vị quân sự này sẽ gần như được triển khai trong năm nay.

Trước đó, báo Express của Anh cho biết, Australia đang kêu gọi Mỹ cùng tham gia trong kế hoạch nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương.

 Nhật Bản đang tiến hành kế hoạch tương tự

Theo tờ Asahi Shimbuncủa Nhật Bản (10/2), sắp tới Lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản sẽ thành lập một bộ phận gồm 24 người thuộcVụ tổng hợp để liên lạc trực tiếp với các nước khác ở Đông Nam Á nhằm tăng cường đối thoại an ninh hàng hải và kiềm chế Trung Quốc trên biển. Việc Nhật Bản quyết ngăn chặn các hoạt động phi pháp trên biển xuất phát từ việc Trung Quốc sở hữu lượng chiến đấu cơ vượt trội, đẩy không quân Nhật Bản vào tình thế phải huy động nguồn lực tối đa để đối phó. Trước đó, để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hồi tháng 3/2014 Nhật Bản đã quyết định thành lập một đơn vị đặc nhiệm đổ bộ gồm 3.000 quân, theo mô hình thủy quân lục chiến Mỹ. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, đơn vị đặc nhiệm này chuyên thực hiện các chiến dịch đổ bộ, nhằm phản ứng nhanh nhất có thể trước những bất trắc ở biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản thành lập một lực lượng mới kể từ khi căng thẳng với Trung Quốc leo thang ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngoài ra, Nhật Bản cũng bắt đầu đầu phái những chiếc tàu tuần tra mới đầu tiên đến vùng biển Hoa Đông. Đặc điểm của loại tàu mới này là đã được thiết kế với vỏ tàu được gia cố đáng kể để có thể chịu được tác động từ những vụ đâm va với tàu đánh cá Trung Quốc. Trên tàu còn có thêm thiết bị giám sát, theo dõi với công nghệ được cải thiện.

Chính phủ Nhật Bản cũng mới thông qua kế hoạch quốc phòng mới, đề xuất mua thêm 105 tiêm kích tàng hình F-35, gồm 65 chiếc F-35A và 40 máy bay F-35B để vận hành trên hai tàu sân bay hoán cải từ khu trục hạm trực thăng lớp Izumo. Động thái này có thể giúp Nhật Bản trở thành nước sở hữu số tiêm kích F-35 nhiều thứ hai thế giới với tổng cộng 147 chiếc. Theo các chuyên gia phân tích, việc mạnh tay mua sắm số tiêm kích tàng hình F-35 lớn như vậy của Nhật Bản phản ánh mối lo ngại của nước này trước nguy cơ bị áp đảo bởi số lượng đông đảo chiến đấu cơ Trung Quốc, khi khoảng cách về công nghệ quân sự giữa hai nước dần bị thu hẹp. Nhật Bản từ lâu đã muốn sở hữu tiêm kích thế hệ 5 để bảo vệ chủ quyền, trong bối cảnh tranh chấp liên quan đến nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông với Trung Quốc trở nên căng thẳng. Việc biên chế F-35 có thể giúp Tokyo một lần nữa bứt lên về công nghệ để đối phó với chiến thuật “biển tiêm kích” lấy số lượng bù chất lượng trong không chiến của Bắc Kinh.

Theo viện nghiên cứu RAND, Trung Quốc đang tìm cách vượt mặt Nhật Bản để trở thành cường quốc hàng đầu trong khu vực. Một phần trong nỗ lực đó là việc tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng như thể hiện khả năng kiểm soát khu vực mà không gây xung đột quân sự với Nhật Bản. Quân đội Nhật Bản dường như đang phải chật vật để theo kịp với hoạt động quân sự của Trung Quốc tại khu vực Senkaku/Điếu Ngư và Biển Hoa Đông. Ngoài ra, hải quân, không quân Trung Quốc liên tục điều tàu chiến, tàu tuần tra, máy bay các loại áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, buộc phi công Nhật phải xuất kích để giám sát và ngăn chặn với tần suất ngày càng tăng. Sức ép càng tăng lên sau khi Trung Quốc đơn phương lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, chồng lấn với ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc. Trên lý thuyết, trong trường hợp nổ ra xung đột, Bắc Kinh luôn nắm giữ lợi thế trong không chiến khi biên chế hơn 1.700 tiêm kích các loại, so với 288 chiếc của Tokyo. Số lượng lớn chiến đấu cơ cho phép Trung Quốc duy trì hoạt động liên tục, trong khi Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) phải tiêu tốn nguồn lực vốn rất giới hạn để đối phó. Theo số liệu thống kê, trong năm 2016, JASDF phải triển khai 1.168 chuyến xuất kích để chặn, giám sát máy bay áp sát không phận, 73% trong số đó là phi cơ Trung Quốc hoạt động quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư và Biển Hoa Đông.

Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương

Việc Australia, Nhật Bản lập các đơn vị theo dõi, đối phó với Trung Quốc là do lo ngại môi trường an ninh ở khu vực bị ảnh hưởng. Trung Quốc và Australia đang tranh giành ảnh hưởng tại các đảo thưa dân ở Thái Bình Dương, nơi sở hữu nguồn tài nguyên dồi dào. Thủ tướng Australia Scott Morrison cuối tuần trước tuyên bố Canberra sẽ cung cấp cho khu vực này tổng cộng 2,18 tỷ USD tiền trợ cấp và vay ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trong cuộc gặp giữa quan chức hai nước tại Bắc Kinh tuần trước, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trịnh Trạch đã nói với phía Australia rằng họ nên hợp tác tại phía nam Thái Bình Dương và không nên đối đầu nhau. Ông nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các quốc gia tại đây và giúp họ đạt được sự phát triển bền vững. Theo Trịnh Trạch, “Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể nhìn nhận mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Thái Bình Dương một cách khách quan và tích cực, đồng thời nghiêm túc từ bỏ những quan niệm lỗi thời về Chiến tranh Lạnh và cách tính toán không đem lại kết quả gì”. Được biết, Trung Quốc đã chi 1,3 tỷ USD tại các nước Thái Bình Dương kể từ năm 2011 và trở thành nhà tài trợ lớn thứ hai tại khu vực này sau Australia. Điều này khiến phương Tây lo ngại rằng một số quốc gia nhỏ có thể vỡ nợ và phụ thuộc vào Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới