Friday, April 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaThông điệp của Tổng thống Nga Putin khi cảm ơn công ty...

Thông điệp của Tổng thống Nga Putin khi cảm ơn công ty Rosneft Việt Nam

Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tìm cách cản trở hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí hợp pháp của Việt Nam ở lô 06.1, Tổng thống Nga Putin đã cảm ơn Giám đốc lô khai thác của công ty Rosneft Việt Nam vì những cống hiến trong việc phát triển tổ hợp nhiên liệu và năng lượng. Đây được coi là thông điệp quan trọng của Nga gửi tới Trung Quốc.

Thông điệp quan trọng của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin cảm ơn Công ty Rosneft Việt Nam vì những đóng góp trong phát triển tổ hợp nhiên liệu và năng lượng cho thấy Chính phủ Nga luôn ủng hộ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí của Việt Nam ở vùng thềm lục địa, đồng thời cũng là sự thừa nhận đối với quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, nhất là khu vực Bãi Tư Chính, nơi công ty Rosneft của Nga đang hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam.

Được biết, Rosneft là một công ty dầu khí có phần lớn vốn thuộc sở hữu của chính phủ Nga. Nói chung, ở thềm lục địa Việt Nam, Rosneft tham gia vào các dự án khai thác sản xuất khí và khí ngưng tụ trong hai khối, đồng thời cũng là thành viên của dự án “Đường ống Nam Côn Sơn” (tỷ lệ của công ty trong dự án là 32,67%). Rosneft Vietnam BV, công ty con của “Rosneft”, vào tháng 5/2018 đã bắt đầu khoan giếng sản xuất LD-3P (mỏ Lan Đỏ) trong khuôn khổ chương trình phát triển Lô 06.1 trên thềm lục địa Việt Nam. Trong Lô 06.1, Rosneft Việt Nam BV sở hữu 35% cổ phần và là nhà điều hành dự án. Trong địa phận Lô này có ba mỏ khí ngưng tụ – Lan Tây, Lan Đỏ và Phong Lan Dại. Dự trữ địa chất ban đầu của khí trong các mỏ này đạt khoảng 69 tỷ m3.

Việc Tổng thống Nga Putin đưa ra lời cảm ơn đối với Công ty Rosneft Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là nhằm mục đích: (1) Thể hiện thái độ, lập trường ủng hộ Việt Nam trong việc ngăn chặn, đối phó với hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính nói chung và ở lô 06.1 nói riêng. (2) Truyền tải thông điệp cứng rắn đến Trung Quốc, các công ty của Nga đang khai thác hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc không có quyền ngăn cản. Nếu Trung Quốc cố tình ngăn chặn và cản trở, hãy cân nhắc xem mình có đủ sức để đối phó với Nga hay không. (3) Cuối cùng, Tổng thống Nga đưa ra lời cảm ơn trên cũng là cách khẳng định quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa Nga và Việt Nam.

Chính sách của Nga về vấn đề Biển Đông

Trong những năm gần đây, Nga giữ lập trường rõ ràng về tranh chấp Biển Đông. Theo đó, Nga không phải một bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhưng Nga có những lợi ích ở vùng này, kể cả ở Việt Nam. Nga muốn tất cả các vấn đề trong khu vực được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, thông qua cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp; khẳng định Nga dứt khoát chống lại sự leo thang căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, chống lại việc gia tăng quân sự hóa trong khu vực; cho rằng, lối thoát tốt nhất và duy nhất ra khỏi tình trạng này là việc tổ chức cuộc đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế; đồng thời Nga kêu gọi giữ bình tĩnh, kiềm chế và không để những cuộc tranh chấp biến khu vực này thành một “điểm nóng” trên thế giới. Nga cho rằng tất cả các bên liên quan đều phải tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm con đường giải quyết bằng chính trị ngoại giao mà các bên đều có thể chấp nhận được; nhận định chỉ có đàm phán, con đường mà Trung Quốc và ASEAN đã đi, mới có thể mang lại kết quả cho các bên, đó chính là một thỏa thuận mà các bên chấp nhận được. Không những vậy, Nga cũng rất quan tâm theo dõi diễn biến tình hình ở Biển Đông, coi đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới an ninh và ổn định ở toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Nga không phải là một bên tham gia vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và sẽ không bị lôi kéo vào những tranh chấp này; Nga không đứng về bên nào trong tranh chấp, cho rằng việc tham gia của bên thứ ba vào các tranh chấp này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Tất cả các quốc gia liên quan tới những tranh cãi lãnh thổ trong khu vực này phải nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm giải pháp chính trị-ngoại giao cho các vấn đề hiện nay trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS), trên tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đạt được năm 2002, cũng như những thỏa thuận vào tháng 7/2011 giữa các nhà lãnh đạo về việc thực thi Tuyên bố năm 2002. Nga cho rằng việc tham vấn và đàm phán về những vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được tiến hành trực tiếp giữa các bên liên quan với hình thức phù hợp nhất do các bên tự xác định. Nga sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN nhằm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”.

Lợi ích của Nga gắn chặt với khu vực Biển Đông

Đầu tiên, các doanh nghiệp của Nga đang hợp tác khai thác dầu khí với nhiều nước Đông Nam Á. Trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang ở Biển Đông, nó sẽ tác động lớn đến chương trình hợp tác khí đốt giữa Nga với Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nga và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược toàn diện. Việt-Nga đang phát triển đề án chung về dầu khí ở Biển Đông và Nga cũng mong muốn trở lại Cam Ranh, đồng thời bán cho Việt Nam các vũ khí tiên tiến giúp Việt Nam nâng cao khả năng quốc phòng.

Thứ hai, Biển Đông sẽ là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Nga. Nga cho rằng, việc Mỹ mượn cớ có lợi ích tại Biển Đông để củng cố, phát triển lực lượng hải quân và tìm cách thâu tóm các nguồn tài nguyên. Để ngăn cản Mỹ bành trướng, Nga sẽ phải hợp tác với Trung Quốc trong nhiều vấn đề, hoặc sẽ phải nhường Trung Quốc trên chính trường quốc tế để tìm kiếm sự đồng thuận của Bắc Kinh trong các sự kiện có lợi cho lợi ích quốc gia của Nga. Tuy nhiên, Nga cũng sẽ không hoàn toàn im lặng nếu Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ của hai quốc gia. Không những vậy, Việt Nam là đối tác thân nhất với Nga và là đồng minh của Nga ở Đông Nam Á. Hơn thế nữa, Việt Nam còn là một trong những bạn hàng mua trang thiết bị vũ khí lớn nhất của Nga và là đối tác mang lại lợi ích đáng giá cho các hoạt động của các tổng công ty nhà nước vào các lĩnh vực như khai thác dầu khí, chế tạo máy móc, sản xuất năng lượng… Ở tầm cao hơn, quan hệ của Nga với Việt Nam còn được thúc đẩy do nhu cầu xác lập địa vị của Nga ở khu vực.

Thứ ba, các nước ven Biển Đông là khách hàng mua vũ khí truyền thống của Nga. Nga muốn thu lợi từ những hợp đồng năng lượng, hạ tầng cơ sở và vũ khí. Nhờ tăng cường hợp tác với Việt Nam, kể cả hợp tác về công nghệ quân sự, xuất khẩu vũ khí, liên doanh trong các đề án năng lượng, Nga tạo ra một sự cân bằng lực lượng và quyền lợi chung ở Biển Đông và đồng thời đa dạng hóa được quan hệ đối tác với các nước châu Á. Giới chuyên gia phân tích quân sự nhận định Nga đang triển khai chính sách hai mặt đối với vấn đề Biển Đông, trong đó: Nga đang dựa vào buôn bán vũ khí để tăng nguồn thu; bán vũ khí là động lực của “kim ngạch thương mại” Nga – Trung và thậm chí có thể là nòng cốt của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước. Ngoài ra, Nga đang âm thầm tiến hành ở châu Á-Thái Bình Dương, cũng như các thỏa thuận mua bán vũ khí và năng lượng trị giá hàng tỷ USD với các bên tranh chấp khu vực. Điều này cho thấy Nga có các mục tiêu chiến lược, lợi ích và cả những hành động trực tiếp liên quan tới diễn biến tranh chấp ở Biển Đông.

Nga không muốn can dự sâu vào tranh chấp Biển Đông là để cân bằng lợi ích và tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, thách thức từ trong nước.

Thứ nhất, trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang gặp nhiều khó khăn, xung đột quyền lợi với phương Tây ngày càng sâu sắc và Nga đang bị chi phối, ảnh hưởng trong vấn đề Syria, Ucraina khiến tranh chấp Biển Đông không được ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Nga.

Thứ hai, tranh chấp Biển Đông rất phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề (chủ quyền, kiểm soát thực tế, quân sự hóa, cải tạo đảo, đá, quản lý tài nguyên và tự do hàng hải) và liên quan đến nhiều đối tác của Nga ở trong khu vực, khiến nước này không thể công khai tất cả chủ trương, chính sách, quan điểm liên quan vấn đề Biển Đông, nhằm tránh bị các nước lôi kéo vào tranh chấp chủ quyền trong khu vực.

Thứ ba, Nga cũng muốn lợi dụng tranh chấp Biển Đông để phát huy ưu thế của các doanh nghiệp quân sự, bán các trang thiết bị, khí tài quân sự cho các nước trong khu vực Biển Đông; đồng thời thông qua các hoạt động hợp tác, giao lưu quân sự để kiềm chế các hoạt động của Mỹ ở Biển Đông.

Thứ tư, Nga đang tìm cách cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Nga không muốn vì vấn đề Biển Đông để ảnh hưởng đến quan hệ với các nước liên quan. Gần đây, quan hệ Nga và Việt Nam đang ngày càng được cải thiện; hai nước cũng đã nâng cấp quan hệ lên hàng “đối tác chiến lược toàn diện” để thúc đẩy quan hệ song phương, trong đơ hợp tác về quân sự vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Theo Asia Times, Việt Nam hiện là thị trường nhập khẩu vũ khí lớn thứ 3 của Nga trên toàn thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc. Từ 2011 đến 2015, 93% lượng vũ khí của Việt Nam là do Nga cung cấp. Kể từ 2011, Việt Nam mua 129 hệ thống tên lửa và 36 máy bay cũng như 8 tàu hải quân của Nga. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc hiện là đối tác chiến lược toàn diện; hai nước có nhiều thỏa thuận quan trọng về an ninh, quốc phòng, kinh tế. Ngoài ra, Nga và ASEAN cũng đang tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị.

RELATED ARTICLES

Tin mới