Wednesday, November 6, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ cản trở quốc tế điều tra Tây Tạng và Tân Cương

TQ cản trở quốc tế điều tra Tây Tạng và Tân Cương

Những năm gần đây, Trung Quốc xiết chặt luồng thông tin ra khỏi Tây Tạng. Chính quyền Bắc Kinh chặn tận gốc dòng người lưu vong ở đây trốn qua biên giới, kìm kẹp các phương tiện truyền thông xã hội và cản trở người nước ngoài tiếp cận với cư dân khu vực.

Giờ đây, để nghiên cứu về Tây Tạng, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã phải tiến hành như cách mà họ làm đối với Triều Tiên, khi Bắc Kinh chặn luồng thông tin khỏi quốc gia thuộc dãy Himalaya, theo bà Sophie Richardson, Giám đốc phụ trách Trung Quốc thuộc HRW nói với kênh Tây Tạng Tự do.

Bà Richardson gọi việc điều tra những gì đang xảy ra ở Tây Tạng giống như “ghép các mảnh phù hợp vào với nhau”, và nói thêm rằng tình hình ở đó đang xấu đi khi Trung Quốc gia tăng kìm kẹp khu tự trị.

Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Trung Quốc Sophie Richardson. (Ảnh dẫn qua Hongkongfp)

Năm 2017, Trung tâm Tiếp nhận Người mới đến Tây Tạng tại Dharamshala, miền bắc Ấn Độ, ghi lại khoảng 60 trường hợp trốn thoát khỏi đất nước. Số liệu này đánh dấu sự sụt giảm 40% người tị nạn so với năm trước, theo Tibetan Journal. 

Bà Richardson coi Tây Tạng và Tân Cương là hai khu vực cần “khẩn thiết” điều tra vì “sự thù địch đặc biệt” của chính quyền trung ương và khu vực dành riêng cho người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ. 

Hình ảnh của một số người trong 80 tu sĩ Phật giáo Tây Tạng và những người khác đã bị kết án, bao gồm tù chung thân và tử hình. (Ảnh: Human Rights Watch / Hongkongfp)

Hàng năm, HRW đều đưa ra một loạt báo cáo về Tây Tạng. Từ tháng 5/2019, báo cáo nêu bật các trường hợp tù nhân chính trị Tây Tạng bị Trung Quốc bắt giam. Báo cáo của tổ chức này dựa trên các nguồn tin từ người lưu vong trốn thoát kết hợp với tài liệu chính phủ bị rò rỉ, và thậm chí là tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc – loại tài liệu mà bà Richardson gọi là “kho lưu trữ đáng chú ý về vi phạm nhân quyền … thường được trình bày dưới dạng chiến thắng chính sách công”.

Điều mà bà Richardson lo ngại nhất về tình hình ở Tây Tạng là việc Trung Quốc xiết chặt thông tin liên lạc cơ bản.

“Các nhà chức trách đang rất cố gắng, không chỉ để cắt đứt mọi người khỏi các nguồn thông tin, mà thực sự cản trở điều tra nghiên cứu”, bà Richardson nói, “Tôi nghĩ nhà nước Trung Quốc không làm điều đó trừ khi họ có điều cần che giấu”.

Peter Irwin, người phát ngôn của Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới nói với Free Tibet, chính phủ Trung Quốc cần thay đổi trước khi bị truyền thông phanh phui, và các điều kiện nhân quyền ở cả Tân Cương và Tây Tạng cần được cải thiện.

RELATED ARTICLES

Tin mới