Thursday, November 14, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhận định mưu đồ của TQ khi liên tục tiến hành tập...

Nhận định mưu đồ của TQ khi liên tục tiến hành tập trận ở Biển Đông

Trong những ngày gần đây, Trung Quốc liên tục tiến hành nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Hành động trên của Trung Quốc là không chỉ nhằm gửi thông điệp “răn đe” đối với các nước trong khu vực mà còn gián tiếp “cảnh cáo” Mỹ và đồng minh không được can thiệp vào vấn đề Biển Đông.

Liên tục thông báo tập trận

Cục Hải sự Trung Quốc (15/8) cho biết: Từ ngày 18 – 24/8 (7h00 – 24h00), TQ tiến hành tập trận tại vùng biển phía Tây Nam bán đảo Lôi Châu, trong phạm vi 5 điểm tọa độ: 20°13′.48N – 109°53′.43E; 20°12′.30N – 109°50′.55E; 20°10′.75N – 109°52′.30E; 20°11′.07N – 109°55′.15E; 20°11′.90N – 109°55′.35E; đồng thời cấm tàu thuyền đi vào khu vực trên.

Từ 6h00 – 16h00 ngày 18/8, TQ tiến hành tập trận trong vùng biển ở Vịnh Bắc Bộ, trong phạm vi tọa độ 21°00′50″N – 109°02′15″E; 20°59′15″N – 109°03′40″E; 21°01′00″N – 109°05′06″E; 21°04′15″N – 109°05′42″E.

Từ 0 giờ ngày 18/8 đến 24 giờ ngày 20/8, theo giờ Bắc Kinh, Hải quân Trung Quốc sẽ tiến hành hoạt động “huấn luyện quân sự” trái phép tại khu vực phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cơ quan này cảnh báo tàu bè trong thời gian diễn ra huấn luyện quân sự như thế không được đi vào khu vực diễn tập.

Từ 12-14/8, Trung Quốc “diễn tập bắn đạn thật” theo khung giờ nhất định tại khu vực gần bờ phía Đông đảo Hải Nam; trong hai ngày 6 – 7/8, Trung Quốc cũng tiến hành hoạt động tương tự tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Từ 16 – 23/8, TQ tiến hành tập trận tại vùng biển phía Bắc biển Hoàng Hải, trong phạm vị tọa độ 38°51′41″N – 121°38′12″E; 38°34′12″N – 121°38′12″E; 38°33′55″N – 121°07′51″E; 38°48′13″N – 121°14′03″E, đồng thời cấm tàu thuyền đi qua khu vực này.

Ngoài ra, Cục Hải sự Trung Quốc còn đưa ra thông báo cho biết: Từ 15/8 – 15/9, giàn khoan “Hải Dương Thạch Du 931” của TQ sẽ hoạt động “tác nghiệp” trong Vịnh Bắc Bộ, tại tọa độ 20-49.45N/108-53.25E; đồng thời cấm tàu thuyền di chuyển, hoạt động trong bán kính 1 hải lý xung quanh giàn khoan trên. Từ 16/8 – 16/10, giàn koan “Nam Hải số 6” sẽ tiến hành “tác nghiệp” trên Biển Đông, tại tọa độ 21-26-34.15N/116-28-52.31E.

Trung Quốc mưu đồ gì

Một chuyên gia Trung Quốc nhận định, việc liên tiếp tập trận trái phép gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) thời gian gần đây cho thấy, Bắc Kinh muốn nâng cao năng lực phòng thủ nhằm đối phó với các nước có cùng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và với hoạt động tuần tra của Mỹ. Theo ông Tống Trung Bình, chuyên gia phân tích quân sự tại Hong Kong cho rằng, cuộc tập trận trong tuần này gần quần đảo Hoàng Sa nằm trong đợt diễn tập thường xuyên của Trung Quốc.Tuy nhiên, quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) chính là một phần quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc nhằm đưa ra những tuyên bố chủ quyền vô lý và đơn phương trên phần lớn diện tích Biển Đông. Do đó, Trung Quốc muốn nâng cao năng lực phòng thủ xung quanh quần đảo Hoàng Sa nhằm đối phó với các nước có cùng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và với hoạt động tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông của quân đội Mỹ.Cũng theo ông Tống Trung Bình, Trung Quốc xem việc Mỹ thường xuyên điều động tàu thuyền và máy bay hoạt động gần các thực thể mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông chính là thách thức trực tiếp tới những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển chiến lược.Ông Tống Trung Bình nhấn mạnh thêm, các cuộc tập trận quân sự còn có thể là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cải thiện năng lực của hệ thống tìm kiếm và cứu hộ gần quần đảo Hoàng Sa.

Còn theo ông Adam Ni, một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Macquarie ở Sydney, các cuộc tập trận của Trung Quốc có thể được hiểu là “thông điệp rõ ràng” cho thấy nếu cần thiết, Bắc Kinh sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền đơn phương ở Biển Đông.

Bắc Kinh vi phạm luật quốc tế, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực

Nhìn trên khía cạnh luật quốc tế và các thỏa thuận, tuyên bố giữa Trung Quốc với các nước, việc Trung Quốc tự ý tập trận trong khu vực quần đảo Hoàng Sa là vi phạm luật quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 , DOC và đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao Việt Nam – Trung Quốc.

Quần đảo Hoàng Sa trên thực tế là một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam, là thuộc chủ quyền của Việt Nam đã được luật pháp và đông đảo cộng đồng quốc tế công nhận. Việc Trung Quốc đơn phương sử dụng vũ lực xâm chiếm các đảo, đá thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm UCNLOS. Vì vậy, các hoạt động của Trung Quốc tại khu vực này mà chưa được phía Việt Nam cho phép đều là vi phạm các quy định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và đây cũng là hành động đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Việt Nam cũng như hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trên thế giới, đe dọa nghiêm trọng đến vấn đề an ninh và tự do hàng hải trong khu vực.

Hành động của Trung Quốc đi ngược lại Khoản 4 DOC, theo đó, “các bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của khu vực”. Những hoạt động đó bao gồm các hoạt động có thể làm phức tạp thêm các tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; các hoạt động có thể gia tăng các tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các hành động có thể ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định ở trong khu vực.

Ngoài ra, việc Trung Quốc tập trận phi pháp ở Hoàng Sa cũng đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao Việt Nam – Trung Quốc ký kết vào ngày 11/10/2011 giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào. Theo đó, Trung Quốc đã vi phạm Khoản 1 của nhận thức chung quy định: Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Để bảo đảm hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh và tự do hàng hải không bị cản trở cũng như việc xây dựng lòng tin giữa các nước nhằm dần tiến tới việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và các tuyên bố, nhận thức chung giữa các bên liên quan, Trung Quốc cần chấm dứt ngay các hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng. Đặc biệt là việc tự ý tập trận quân sự trong khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Hành động này sẽ khiến không chỉ Việt Nam mà cả cộng đồng quốc tế phản đối, quan ngại sâu sắc. Trên cương vị là nước lớn, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc cần đi đầu, làm gương cho các nước trong việc tuân thủ luật pháp quốc tế và đóng góp tích cực cho việc đảm bảo hòa bình và ổn định của khu vực, không nên có các hành động khiêu khích, chạy đua vũ trang, ngầm đe dọa các nước trong khu vực.

Phản ứng của Việt Nam

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc tiến hành huấn luyện quân sự ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (7/8) nêu rõ:Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc tiến hành các cuộc huấn luyện quân sự ở Hoàng Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Ngày 07/8/2019, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối hành động vi phạm nêu trên của phía Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới