Saturday, November 2, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTàu khu trục Quang Trung và Lý Thái Tổ bảo vệ chủ...

Tàu khu trục Quang Trung và Lý Thái Tổ bảo vệ chủ quyền biển đảo ở khu vực Bãi Tư Chính

Chuyên gia Ryan Martinson, nhà nghiên cứu về Hải Quân Trung Quốc và là giảng viên tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ (17/8) cho biết, nhiều khả năng Việt Nam đã điều hai tàu khu trục Quang Trung và Lý Thái Tổ tới Bãi Tư Chính.

Theo thông tin trên, tàu khu trục mang tên Hoàng Đế Quang Trung và Lý Thái Tổ của Hải Quân Việt Nam được cho là đã xuất hiện ở bãi Tư Chính. Ông Ryan đưa lên Twitter hình ảnh vệ tinh cho thấy hai tàu có tên Vpns Quangtrung và Truong Sa 401012 đang đi vào khu vực bãi Tư Chính. Xung quanh vẫn là những tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 37111 và Zhongguohaijing 33111.

Hiện chưa có thông tin chi tiết hai tàu khu trục Vpns Quangtrung và Truong Sa 401012 thuộc loại nào. Nhưng nếu đó là tàu 016 – Quang Trung, thì đó là tàu hộ vệ hỏa tiễn thứ tư thuộc lớp Gepard 3.9 được biên chế Lữ Đoàn 162 (đơn vị tàu chiến đấu mặt nước tối tân nhất của Quân Chủng Hải Quân Việt Nam). Tàu Quang Trung có chiều dài 102.4 mét, rộng 14.7 mét, mớm nước 5.6 mét, lượng giãn nước toàn tải 2,200 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ (53 km/giờ), phạm vi hoạt động 7.000 km, thời gian hoạt động liên tục trên biển 20 ngày. Đây là loại tàu chiến có khả năng tàng hình, săn tàu ngầm, chống hạm, chống ngầm, chống các loại tàu chiến mặt nước, được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Trong đó, có tổ hợp pháo – hỏa tiễn phòng không đa năng Palma, tổ hợp hỏa tiễn Ural và trực thăng săn ngầm Ka-28. Chiến hạm có khả năng tiến công đa năng ba trong một (trên mặt nước, dưới nước và trên không), đặc biệt là khả năng chống ngầm.

Trong khi đó, theo thiết kế của phía Nga, tàu hộ vệ hỏa tiễn thuộc lớp Gepard 3.9 được cấu hình có khả năng sử dụng các vũ khí trong mức biển động lên tới cấp 5. Hệ thống vũ khí được thiết kế mở, cho phép cấu hình hệ thống vũ khí linh hoạt trong cả phòng không, chống ngầm và hỏa lực tấn công. Hệ thống Radar bao gồm radar phát hiện mục tiêu trên không MR-352 “Poritiv” có tầm phát hiện lên đến 130 km, radar điều khiển cụm hỏa lực “Monolit”, radar điều khiển tên lửa phòng không MPZ-301 “Baza”, radar điều khiển pháo phòng không MR-123 Vympel. Hệ thống tác chiến điện tử có thể được trang bị cho tàu gồm các thiến bị gây nhiễu chủ động và thụ động, cũng như 2 bệ phóng 8 ống phóng rocket gây nhiễu PK-16. Ngoài ra, tùy vào cấu hình mà tàu có thể được trang bị: Hệ thống pháo-tên lửa phòng không hạm tàu tự động hoá phòng thủ tầm gần Palma-SU; 8 hoặc 16 đạn tự hành diệt hạm Kh-35 (2 hoặc 4 bệ phóng, mỗi bệ gồm 4 ống phóng), tầm bắn 130 km hoặc 250 km (ở các phiên bản mới); 1 Hệ thống tên lửa đất đối không Osa-M (một bệ phóng kép, 20 tên lửa SA-N-4 Gecko); 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn Igla-M; 1 súng tự động lưỡng dụng 76,2 mm/L 59 AK-176 (500 viên đạn); 2 súng 6 nòng 30 mm AK-630 (2,000 viên đạn mỗi khẩu); 4 ống phóng ngư lôi 533 mm (hai bệ phóng kép); 1 bệ phóng tên lửa RBU-6000 12 ống chống tàu ngầm; 12 đến 20 ngư lôi; Buồng chứa và sàn đáp cho trực thăng Ka-28; Thiết bị định vị thủy âm ở độ sâu khác nhau VDS…

Giới chuyên gia cũng cho rằng việc Việt Nam điều tàu khu trục Quang Trung và Lý Thái Tổ tới Bãi Tư Chính sẽ làm gia tăng nguy cơ xung đột quân sự trong khu vực.

Tuy nhiên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhấn mạnh, hiện nay, các lực lượng chức năng của Việt Nam tiếp tục triển khai các biện pháp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.Việt Nam cũng khẳng định hết sức coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở Biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước, và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.Việt Nam kêu gọi các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, khu vực và quốc tế.

Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia thành viên UNCLOS và chủ trương của Việt Nam là sẽ kiên trì, sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp.Trên thực địa, Việt Nam phải sử dụng những biện pháp kiên quyết nhưng cũng rất kiềm chế, để làm sao tuân thủ pháp luật, đảm bảo phù hợp với những quy định của UNCLOS, pháp luật quốc tế và phù hợp với luật pháp của Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới