Friday, March 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaLo ngại lợi ích bị đe dọa, Canada thông qua kế hoạch...

Lo ngại lợi ích bị đe dọa, Canada thông qua kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự ở Bắc Cực

Thủ tướng Canada Justin Trudeau (10/9) đã công bố một kế hoạch 10 năm đối với khu vực Bắc Cực thuộc nước này, trong đó bao gồm việc tăng cường hiện diện quân sự và phản ứng với sự gia tăng cạnh tranh quốc tế.

Bản đồ tranh chấp tại khu vực Bắc Cực.

Theo kế hoạch trên, Canada sẽ duy trì cam kết sử dụng chủ quyền của mình thông qua tuyến hàng hải, mà các quốc gia khác gồm Mỹ, coi là tuyến hải trình quốc tế. Tại vùng Bắc Cực hiện đang gia tăng lợi ích và cạnh tranh quốc tế giữa các quốc gia và các yếu tố phi quốc gia, những bên đang tìm cách chia chác nguồn tài nguyên giàu có và vị trí chiến lược của khu vực này. Tài liệu khẳng định mục tiêu chính của Chính phủ Canada là “tăng cường hiện diện quân sự ở Ottawa tại vùng Bắc Cưc và phía Bắc”. Được biết, trong năm 2017, lưu thông hàng hải tại vùng biển Bắc Cực tăng 22% so với năm 2016.

Khu vực Bắc Cực bao gồm lục địa Bắc Cực rộng khoảng 8 triệu km2 và biển Bắc Cực rộng khoảng 12 triệu km2, là một trong những khu vực được đánh giá có tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú. Các nhà khoa học ước tính Bắc cực chiếm 25% nguồn tài nguyên “chưa được phát hiện” toàn cầu. Báo cáo từ Viện Nghiên cứu địa chất Mỹ (USGS) cũng cho thấy 13% trữ lượng dầu mỏ và 30% trữ lượng khí đốt (tương đương với 1.670 ngàn tỉ m3) chưa được thăm dò trên thế giới đang “ngủ yên” dưới các lớp băng. Ngoài ra, Bắc Cực còn rất giàu tiềm năng khoáng sản. Khu vực này có những mỏ quặng sắt, kẽm, niken, vàng, uranium và nhiều loại khoáng sản khác với trữ lượng thuộc loại lớn nhất thế giới. Cần biết rằng mỏ kẽm lớn nhất thế giới đang nằm ở Alaska, một bang nằm gần Bắc Cực của Mỹ, trong khi đó một mỏ niken lớn nhất thế giới cũng được phát hiện ở vùng lãnh thổ Bắc Cực của Nga. Ngoài ra, theo đánh giá của Công ty tư vấn toàn cầu Strategic Forecasting, Inc (SFI) của Mỹ, khoảng 20% băng ở Bắc Cực sẽ tan ra vào năm 2050, lộ ra khoảng một triệu dặm vuông làm cho hành lang Tây Bắc, lộ trình vận tải biển ở các vĩ độ xa nhất về phía Bắc xuất hiện, tạo tiền đề cho các ngành công nghiệp khác như khai thác dầu khí, khai thác mỏ và du lịch phát triển. Theo ước tính sơ bộ của giới chuyên gia, hoạt động kinh tế hàng năm của khu vực Bắc Cực có thể vượt quá 450 tỷ USD. Không những vậy, phía Bắc Bắc Cực còn có giá trị rất lớn về vị trí địa chiến lược quân sự, nhất là trong bối cảnh chưa có các điều ước quốc tế cấm triển khai các vũ khí ở khu vực này. Bởi vậy, các quốc gia có liên quan như Mỹ, Na Uy, Canada, Thụy Điển và Nga, thậm chí cả Trung Quốc cũng đã và đang gửi thiết bị và phương tiện để thể hiện sự quan tâm của mình đối vùng đất xa xôi, hẻo lánh này.

Hiện khu vực Bắc Cực được Hội đồng Bắc Cực điều phối. Hội đồng này được thành lập năm 1996 ở Ottawa (Canada) bao gồm 8 thành viên là Mỹ, Nga, Canada, Phần Lan, Na uy, Iceland, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Theo tờ nhật báo Thế giới của Đức, trong thời gian từ 2012 đến 2017, mức độ đầu tư của một số thành viên Hội đồng vào các hoạt động liên quan đến khu vực này như sau: Nga 194,4 tỷ USD, Mỹ 189,7 tỷ USD, Canada 47,3 tỷ USD, Na uy 2,5 tỷ USD, Đan Mạch 2 tỷ USD và Iceland 1,2 tỷ USD.

Trong những năm gần đây, với việc số lượng băng ở Bắc Cực tan nhanh đáng kể do các tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, một số nước xung quanh như Nga, Mỹ, Canada, Đan Mạch và Na Uy đã bắt đầu tuyên bố chủ quyền của mình ở khu vực này. Để bảo vệ lợi ích của mình ở vùng Bắc Cực, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điều 38.000 quân, 41 tàu chiến và 15 tàu ngầm tới bảo vệ một vùng khoảng 1,2 triệu km2. Những khu vực này được trang bị tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không tối tân. Trong khi đó, hai đối thủ của Nga, là Canada và Đan Mạch, đưa ra lập luận rằng các dãy núi ngầm dưới Bắc Cực là phần nền tiếp nối của đảo Greenland (lãnh thổ tự trị của Đan Mạch và Canada). Năm 2014, Đan Mạch cũng đã đệ đơn đòi chủ quyền 900.000km2, tới tận đường giới hạn 200 hải lý của Nga. Không chỉ tranh chấp khu vực với Nga, Đan Mạch còn bất đồng với Canada liên quan đến việc giành chủ quyền ở đảo Hans, một đảo hoang với diện tích 1,3km2 nằm ở vùng xa xôi và hẻo lánh của Bắc Cực.

Đáng chú ý, để ngăn chặn Nga tăng cường hiện diện trong khu vực, Canada đã tiến hành cuộc tập trận mang tên NOREX 2015 hồi tháng 1 vừa qua tại khu vực Nunavut, phía Bắc nước này trên vùng Bắc Cực. Ngoại trưởng Canada John Baird trong một cuộc phỏng vấn còn bóng gió rằng Canada đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu vũ trang với Nga tại đây có thể xảy ra. Không những vậy, Thủ tướng Canada Stephen Harper khi còn đương chức cũng đã lên đường tới Bắc Cực với mục tiêu tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Ottawa đối với khu vực này. Ông Harper cam kết sẽ “hành động để bảo vệ bằng mọi giá chủ quyền của Canada tại Bắc Cực trong bối cảnh quốc tế ngày càng quan tâm tới khu vực này”. Trong chuyến thị sát này, ông Harper dự kiến sẽ đặt tên cho cảng nước sâu đầu tiên của Canada tại Bắc Cực, gặp gỡ 800 binh sĩ Canada, cảnh sát liên bang và lính biệt kích đang diễn tập tại đây.

RELATED ARTICLES

Tin mới