Friday, April 19, 2024
Trang chủĐàm luậnBiển Đông với châu Âu

Biển Đông với châu Âu

Chỉ một ngày sau, ba nước Anh, Pháp, Đức cũng ra tuyên bố chung về vấn đề này. Tuyên bố còn nêu cụ thể rằng, sự quan tâm của họ đối với tình hình biển Đông với tư cách là bên tham gia Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).

Anh, Pháp, Đưc ra tuyên bố về vấn đề biển Đông

Ngày 29/9, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu phụ trách vấn đề ngoại giao và chính sách an ninh, bà Maja Kocijancic, đã ra tuyên bố về diễn biến trên Biển Đông.

Tuyên bố nhấn mạnh, các hành động đơn phương những tuần qua ở Biển Đông dẫn đến căng thẳng gia tăng và làm xói mòn môi trường an ninh hàng hải, là mối đe dọa nghiêm trọng với sự phát triển kinh tế hòa bình của khu vực.

Chỉ một ngày sau, ba nước Anh, Pháp, Đức cũng ra tuyên bố chung về vấn đề này. Tuyên bố còn nêu cụ thể rằng, sự quan tâm của họ đối với tình hình biển Đông với tư cách là bên tham gia Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) mà họ đã được bảo đảm rằng, thỏa thuận này được áp dụng toàn diện.

Việc bày tỏ thái độ, quan điểm khá rõ ràng, cụ thể của Ủy ban Châu Âu và ba cường quốc Tây Âu là điều khiến dư luận đặc biệt chú ý.

Một số câu hỏi được dư luận đặt ra: Tại sao hai tuyên bố lại đưa ra cùng thời điểm ? Phải chăng, châu Âu đã nhận ra rằng ngoài vấn đề tự do hàng hải trên biển Đông, khu vực này còn là nhân tố không thể bỏ qua trong xử lý các quan hệ chính trị giữa châu Âu với Mỹ và TQ ? Ra tuyên bố chung về vấn đề này, phải chăng, Anh, Pháp, Đức muốn thể hiện cụ thể hơn vai trò cường quốc của mình trong vấn đề biển Đông ?

Đối với câu hỏi thứ nhất, câu trả lời có lẽ không quá khó. Sự quá quắt của TQ ai cũng biết. Không chỉ tới vụ gây hấn với VN trong khu vực bãi Tư Chính gần đây, mà trước đó, TQ từng có nhiều hành vi quấy nhiễu một cách hệ thống với VN, PLP, Malaysia. Nhưng, vụ việc đang diễn ra tại khu vực bãi Tư Chính là điển hình cho thấy TQ hung hăng, quyết đoán, ngang ngược, côn đồ như thế nào trong tham vọng độc chiếm biển Đông với tính chất, hành vi ngày càng trắng trợn. Vì lẽ đó, tiếng nói phê phán TQ, trong thời điểm này, được coi là cần thiết nếu muốn thể hiện rằng mình là quốc gia văn minh, luôn đề cao và tôn trọng công pháp quốc tế.

Đối với câu hỏi thứ hai ? Trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi các cường quốc châu Âu và Mỹ đang gia tăng các xung đột thương mại, việc thờ ơ với các vấn đề liên quan khu vực Đông Á, nhất là vấn đề biển Đông, chắc chắn không còn là điều thích hợp.

Do vậy, thể hiện quan điểm, hoặc tốt nhất là hiện diện hải quân ở khu vực này, có thể là một trong những giải pháp thích hợp để giúp Tây Âu thoát khỏi “thế kẹt” về chính trị từ tác động phức tạp của quan hệ Mỹ-Trung hiện nay.

Đó là chưa kể, về thương mại, cũng đã có những dấu hiệu gia tăng căng thẳng giữa Tây Âu và Mỹ.

Chẳng thế mà ngày 12/9 vừa qua, khi có thông báo của Ngân hàng Trung ương châu Âu về gói cắt giảm lãi suất và kích thích kinh tế trong 3 năm, đã khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump nổi giận, viết trên Twitter: “Họ đang cố gắng giảm giá đồng euro so với đồng USD rất mạnh, làm tổn thương đến xuất khẩu của Mỹ”. Thángtrước, ông Trump đã chỉ trích chính phủ Pháp về thuế dịch vụ kỹ thuật số mà theo ông là nhằm vào các công ty công nghệ của Mỹ và tuyên bố sẽ trả đũa bằng cách đánh thuế vào rượu vang Pháp.

Nói cách khác, dù xa, dù gần, vấn đề biển Đông, hóa ra, liên quan đến lợi ích của tất cả các nước lớn.

Còn câu hỏi thứ ba ? Đương nhiên, dù bất thành văn, nhưng địa vị một nước được coi là lớn, là cường quốc, trong thế giới ngày nay, không thể không thể hiện trong việc có được một tiếng nói trọng lượng giải quyết vấn đề quan trọng tầm quốc tế.

Xét về tiêu chí đó, biển Đông – tuyến hàng hải với lượng hàng hóa khổng lồ trị giá hơn 4.000 tỷ USD đi qua hằng năm sao có thể là nhỏ ?

Chẳng thế mà ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc chương trình chuyển giao vũ khí và chi tiêu quân sự SIPRI ở Thụy Điển đã nói: “Một sự cố nhỏ ở biển Đông chắc chắn có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các ngành công nghiệp châu Âu.”

Vậy nên, khi đã là vấn đề lớn, mang tính toàn cầu, thì chẳng một nước lớn nào có thể bỏ qua.

RELATED ARTICLES

Tin mới