Tuesday, April 16, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMỹ không để TQ độc chiếm Biển Đông

Mỹ không để TQ độc chiếm Biển Đông

Giữa lúc Trung Quốc gia tăng hành động gây hấn với các nước ven Biển Đông, cho nhóm tàu Hải Dương 08 tiến hành hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, Mỹ tiến hành liên tiếp 2 cuộc tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông nhằm thách thức yêu sách về vùng biển quá đáng của Trung Quốc chỉ trong vòng nửa tháng thể hiện rõ quyết tâm của Mỹ không để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông.

Ngày 13/9/2019, Hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch tự do hàng hải mới nhất ở Biển Đông, tàu khu trục USS Wayne E. Meyer đã áp sát quần đảo Hoàng Sa. Phát ngôn viên Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ- bà Reann Mommsen, công khai tuyên bố chiến dịch này nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền thái quá và phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông; nhấn mạnhviệc tàu USS Wayne E. Meyer xuất hiện tại vùng biển này là hành động “phản đối tuyên bố năm 1996 của Trung Quốc về cái họ gọi là đường cơ sở quanh quần đảo Hoàng Sa”. Trước đó nửa tháng, hôm 28/8, tàu khu trục USS Wayne E. Meyer cũng đã di chuyển trong phạm vi 12 hải lý của Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm giữ và cải tạo phi pháp.

Các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải này diễn ra sau khi Lầu Năm Góc ra tuyên bố mạnh mẽ nhất từ trước đến nay liên quan đến tình hình Biển Đông, trong đó cáo buộc Trung Quốc đang thực hiện các “chiến thuật bắt nạt” tại Biển Đông và “can thiệp mang tính cưỡng ép” đối với các hoạt động dầu khí diễn ra từ lâu tại vùng biển của Việt Nam.

Không chỉ tiến hành các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải, quân đội Mỹ còn có nhiều động thái khác để khẳng định vai trò vị thế và lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông trong thời gian gần đây như:

– Hải quân Mỹ điều tàu chiến đấu ven bờtới khu vực. Đây là tàu chiến tàng hình mang theo tên lửa tấn công hải quân (NSM) mới và trực thăng không người lái hỗ trợ nhắm mục tiêu.USS Gabrielle Giffords (LCS 10) thiết kế kiểu trimaran tốc độ cao;tên lửa tấn công hải quân mới là loại tên lửa hành trình chống hạm có khả năng tàng hình và rất khó phát hiện trên radar. Ngoài ra, nó có thể cơ động để tránh hệ thống phòng thủ của đối phương. Tàu USS Gabrielle Giffords (LCS 10) ở đã rời quân cảng San Diego vào đầu tháng 9/2019 và dự kiến sẽ neo đậu dài ngày ở Singapore. Các nhà phân tích quân sự cho rằng việc xuất hiện tàu USS Gabrielle Giffords (LCS 10) ở Singapore có thể thay đổi cán cân sức mạnh ở các khu vực tranh chấp như Biển Đông.

– Đáng chú ý, ngày12/9/2019, Bộ Quốc phòng Mỹ ra Thông cáo cho biết Lực lượng viễn chinh Thủy quân lục chiến Mỹ diễn tập chiếm đảo, sân bay gần Philippines và xung quanh đảo Okinawa của Nhật Bản gần trong 11 ngày (từ ngày 9-19/8/2019), với sự tham gia của đơn vị lính thủy đánh bộ viễn chinh của Mỹ đồn trú tại Okinawa. Một số nhà quan sát cho rằng cuộc diễn tập như một lời cảnh báo gửi tới Bắc Kinh, theo đó quân đội Mỹ có thể thực hiện các chiến dịch đổ bộ xa nhà nếu Washington cảm thấy cần thiết phải can thiệp vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ trong khu vực.

Ông Adam Ni, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trường ĐH Macquarie (Úc), nhận định “đó là một lời nhắc nhở rõ ràng cho Trung Quốc về sự vượt trội của sức mạnh quân sự Mỹ cho dù khoảng cách về năng lực quân sự giữa hai bên đang thu hẹp trong những năm gần đây. Thông điệp chính là quân đội Mỹ vẫn đủ sức chiếm lại các thực thể bị Trung Quốc kiểm soát tại Biển Đông trong môi trường xung đột quy mô lớn”.

– Ngày 13/9/2019, tại một cuộc họp quốc phòng song phương diễn ra ở thủ đô Manila – Philippines, Mỹ và Philippines nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng và các hoạt động an ninh chung vào năm tới. Sau cuộc họp, Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết hai bên đã nhất trí cùng nhau giải quyết các thách thức an ninh khu vực như những người bạn, đồng minh và đối tác. Theo trang Bloomberg, Mỹ và Philippines đã lên kế hoạch tiến hành hơn 300 hoạt động hợp tác an ninh trong năm 2020, so với 281 hoạt động trong năm 2019. 

Mỹ luôn khẳng định có lợi ích quốc gia ở Biển Đông và ngày càng có tiếng nói cũng như hành động trên thực tế mạnh mẽ hơn để ngăn chặn Trung Quốc khống chế Biển Đông gây tổn hại đến các giá trị của Mỹ. Việc Mỹ triển khai nhiều hoạt động vào thời điểm này bởi lẽ Trung Quốc quá ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế và phản đối của cộng đồng quốc tế.

Một số nhà phân tích cho rằng việc Trung Quốc liên tiếp cho nhóm tàu Hải Dương 08 xâm lấn khu vực bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam và uy hiếp, đe dọa, cản trở các hoạt động dầu khí bình thường lâu nay càng lộ rõ âm mưu thôn tính, độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Đây chính là “chất xúc tác” thôi thúc Mỹ phải hành động mạnh mẽ hơn để ngăn chặn.

Biển Đông là một mắt xích quan trọng trong chiến lược Ấn Độ dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở mà Mỹ đang cùng các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Úc tích cực thúc đẩy với mục tiêu kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc ở khu vực. Việc Mỹ liên tiếp tiến hành chiến dịch tự do hàng hải bên cạnh những hoạt động tăng cường sự hiện diện và hợp tác với các nước ở Biển Đông thể hiện rõ quyết tâm của Mỹ không để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới