Tuesday, April 23, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaCampuchia nên giữ lập trường nhất quán, cùng chung tiếng nói với...

Campuchia nên giữ lập trường nhất quán, cùng chung tiếng nói với ASEAN và cộng đồng quốc tế trong vấn đề Biển Đông

Một thách thức lớn hiện nay của ASEAN là việc duy trì, củng cố đoàn kết, liên kết nội khối và xây dựng tiếng nói chung trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Thách thức này một phần bắt nguồn từ các yếu tố khách quan, song phần quan trọng lại bắt nguồn từ quan điểm và chiến lược phát triển của một số ít nước, trong đó Campuchia là điển hình. Trong vấn đề Biển Đông, Campuchia là nước đã công khai ủng hộ chính sách, lập trường của Trung Quốc và nhiều lần tìm cách ngăn cản ASEAN ra tiếng nói chung trong vấn đề Biển Đông.

Campuchia đã không ít lần đi ngược lại quan điểm chung của ASEAN và cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông

Năm 2012, với vai trò chủ tịch ASEAN, Campuchia đã từ chối đề cập đến những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, khiến hiệp hội lần đầu tiên không thể đưa ra tuyên bố chung khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh. Phó Thủ tướng, kiêm Ngoại trưởng nước chủ nhà Campuchia Hor Nam Hong cho biết: “Tuyên bố chung không thể ra được vì một số thành viên ASEAN nhất quyết đề nghị phải đề cập các vụ tranh chấp gần đây trên Biển Đông. Bản tuyên bố có đến hơn 100 điểm tích cực nhưng chỉ vì một điểm đó thôi mà phải gác lại”.Trả lời câu hỏi “Tại sao tuyên bố của ASEAN đề cập các vấn đề an ninh khác như tình hình bán đảo Triều Tiên, Trung Đông lại không thể đề cập đến tình hình Biển Đông?”, ông Hor nói rằng do “các vấn đề đó không liên quan trực tiếp đến ASEAN trong khi tranh chấp Biển Đông liên quan rất trực tiếp đến ASEAN”. Ông cũng lặp lại rằng: “Lập trường của Campuchia như sau: tranh chấp trên Biển Đông là chuyện song phương giữa một số nước ASEAN với Trung Quốc, không phải cả khối. Vì vậy các bên tự giải quyết với nhau theo Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Không thể biến hội nghị này thành nơi phán quyết bên nào đúng bên nào sai”. Trên thực tế, vấn đề Biển Đông được đề cập trong tất cả các cuộc họp lần này với sự quan ngại sâu sắc từ nhiều phía. Phần lớn các bộ trưởng ASEAN đều thấy cần thiết phải đề cập tình hình nóng bỏng ở Biển Đông trong tuyên bố chung và việc này là hết sức bình thường, không hàm ý đứng về bên nào.

Năm 2016, Quốc hội Campuchia gửi đã yêu cầu người đứng đầu Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) bỏ một đoạn đề cập đến tranh chấp Biển Đông khỏi tuyên bố chung mà ASEAN dự kiến đưa ra vào cuối một cuộc họp tại Viêng Chăn (9/2016). Quan điểm của nước này vẫn là Biển Đông không nên được tập trung bởi các nước không liên quan, bởi vẫn còn nhiều vấn đề quan trọng hơn hơn là vấn đề Biển Đông đối với người dân ASEAN, các nước ASEAN và cả Trung Quốc. Các nước bên ngoài nên tránh xa vấn đề này và không đưa ra phát ngôn vô trách nhiệm liên quan, hay vấn đề Biển Đông chỉ nên giải quyết giữa Trung Quốc với các bên liên quan.

Năm 2018, Campuchia là nước chất vấn nhiều nhất những điểm liên quan tới Biển Đông trong Dự thảo Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32 tại Singapore (4/2018). Campuchia là nước dẫn đầu với bảy trong tổng số 44 chất vấn văn kiện này, theo sau là Philippines với ba chất vấn. Malaysia và Việt Nam mỗi nước đưa ra hai chất vấn, còn Indonesia và Singapore mỗi nước chỉ có một chất vấn. Brunei, Lào, Myanmar và Thái Lan không có ý kiến gì. Lúc đó, Campuchia yêu cầu bỏ cụm từ “bồi đắp đảo và quân sự hóa ở quy mô lớn” trong mục “các nước thảo luận chân thành về Biển Đông và bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những diễn biến gần đây và đang diễn ra, bao gồm bồi đắp đảo và quân sự hóa ở quy mô lớn”.Phnom Penh tìm cách giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của những lời lẽ trong văn kiện. Lập trường của Campuchia là ASEAN không có tranh chấp trực tiếp trên Biển Đông và tranh chấp nên được giải quyết song phương giữa các bên.

Năm 2019, liên quan vụ việc Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát địa chất xâm phạm và gây phức tạp tại Vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở phía Nam Biển Đông, Phát ngôn viên chính phủ Campuchia ông Phay Siphan hôm 29/7 nhận xét tình hình hiện nay ở Biển Đông là ổn định, nhưng có thể sẽ còn căng thẳng nếu tiếp tục có sự can thiệp từ bên ngoài.“Những người bên ngoài không nên tiếp tục khuấy động rắc rối ở Biển Đông dưới danh nghĩa tự do hàng hải. Bất kỳ sự can thiệp nào từ bên thứ ba hoặc người ngoài sẽ không chỉ ảnh hưởng đến nỗ lực chung của Trung Quốc và các nước ASEAN, mà còn khơi dậy đối đầu trên Biển Đông”, phát biểu của ông Phay Siphan.Ông Phay Siphan nói Campuchia mong muốn tất cả các bên có liên quan trực tiếp đến các bất đồng ở Biển Đông kiềm chế và tiếp tục giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hòa bình. “Cho đến nay, Trung Quốc và ASEAN đã đạt được tiến triển ổn định trong đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), và chúng tôi khuyến khích tất cả các bên tiếp tục đối thoại hòa bình vì sự hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực”, ông Siphan nói.

TQ lôi kéo, tác động đến quan điểm,lập trường của Campuchia trong vấn đề Biển Đông

Phải nhắc lại rằng, Campuchia không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông và cũng không có vai trò đối với một cường quốc bên ngoài đang tìm cách phong tỏa giao thương đường biển của Trung Quốc.Campuchia cũng không mấy quan trọng đối với các dự án giao thông vận tải của Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) vốn nhằm để mở rộng khả năng Trung Quốc tiếp cận thương mại tới khu vực Ấn Độ Dương và giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào eo biển Malacca và các yết hầu hàng hải khác trong khu vực.Tuy nhiên vị trí địa lý lại khiến Campuchia có giá trị chiến lược nhất định. Campuchia giúp Trung Quốc mở rộng đáng kể tầm tác chiến của máy bay chiến đấu, tên lửa chống hạm cũng như tăng cường công tác do thám, giám sát và tình báo, có thể tạo cho Bắc Kinh một vỏ bọc chắc chắn tại eo biển Malacca. Campuchia cũng cho phép các lực lượng trên biển của Trung Quốc – không chỉ hải quân, mà còn cả lực lượng bán quân sự như cảnh sát biển và dân quân biển – duy trì sự hiện diện dày đặc hơn xung quanh rìa phía Nam của “đường 9 đoạn”. Campuchia cũng tạo điều kiện cho Trung Quốc gia tăng sức ép đối với Thái Lan – một đồng minh hiệp ước hay dao động của Mỹ và một Việt Nam quyết đoán. Vùng biển giàu dầu mỏ ngoài khơi phía Đông Nam Việt Nam là vùng có giá trị kinh tế bậc nhất đối với nước này và cũng là nơi chứng kiến Việt Nam kháng cự sức ép từ Trung Quốc thông qua việc đẩy mạnh các dự án thăm dò dầu khí với các công ty nước ngoài. Những gì xảy ra quanh các giàn khoan ở vùng biển của Việt Nam và Malaysia trong 2 tháng trở lại đây cho thấy Trung Quốc thường tìm cách áp đặt quyền kiểm soát bằng cách quấy rối các hoạt động thương mại với các tàu dân sự. Dù Campuchia có được coi là “nhà” của các tàu chiến Trung Quốc hay không, thì việc nước này mở cửa các cảng để tiếp nhận tàu đánh cá và tàu thương mại, cũng như các lực lượng bán quân sự của Trung Quốc sẽ là yếu tố có giá trị xét trên khía cạnh này. Đối với Campuchia, sự hiện diện của Trung Quốc giúp nước này tăng cường khả năng an ninh hàng hải. Nó có thể cũng sẽ gây sức ép buộc Thái Lan phải đàm phán về việc khai thác năng lượng chung ở vùng biển có tranh chấp trên vịnh Thái Lan, một vấn đề mà Bangkok từ trước đến nay luôn tìm cách né tránh, còn Campuchia không có ưu thế nào để thúc ép hợp tác.

Trong tuyên bố mới nhất, Campuchia cho rằng căng thẳng trên Biển Đông cần được giải quyết theo UNCLOS!

Trong Tuyên bố chung nhân chuyến thăm Việt Nam hôm 4-5/10, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã cùng với Lãnh đạo Việt Nam nhất trí nhiều nội dung hợp tác trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, công nghệ, viễn thông, du lịch, hợp tác biên giới…Đáng chú ý, trong Tuyên bố chung, hai bên nhắc lại lập trường của ASEAN về Biển Đông nêu tại các tuyên bố chung gần đây, đặc biệt là Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) hôm 31/7 tại Bangkok, Thái Lan.Hai bên cho rằng, tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông cần phải sớm được giải quyết một cách hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982 (UNCLOS).Trước đó, các Bộ trưởng ASEAN đã ra tuyên bố chung ghi nhận quan ngại về các hoạt động tôn tạo, bồi đắp, đặc biệt là những sự cố nghiêm trọng đang diễn ra trên Biển Đông, đã làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và gây phương hại tới hoà bình, an ninh và ổn định khu vực. Theo đó, ASEAN tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, kêu gọi các bên kiềm chế, không quân sự hoá và tránh có các hành động làm phức tạp tình hình; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Trái ngược với Tuyên bố của Chủ tịch Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 26 và Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 9 (EAS), trong đó Biển Đông chỉ đứng thứ hai về tầm quan trọng (sau Bán đảo Triều Tiên) trong các vấn đề khu vực và quốc tế, thông cáo chung của AMM-52 đã coi Biển Đông là vấn đề ưu tiên. So với các tuyên bố của ARF và EAS, tuyên bố của AMM – 52 đã nâng từ “lo ngại về việc cải tạo đất đai và các hoạt động trong khu vực” Biển Đông, thành “các sự cố nghiêm trọng trong khu vực”. Cụm từ “các sự cố nghiêm trọng trong khu vực” xuất hiện sau một số sự cố gần đây, bao gồm sự đổ bộ của các tàu Trung Quốc trong khu vực Trường Sa, Thị Tứ và sự tham gia của một tàu Trung Quốc trong vụ chìm tàu đánh cá Philippines ở bãi Cỏ Rong vào tháng 6/2018. Cụm từ “những sự cố nghiêm trọng trong khu vực” đã luôn vắng mặt trong các thông cáo chung trước đó của AMM. Tại hội nghị năm 2015 tại Kuala Lumpur (Malaysia), ASAN đã ghi nhận những lo ngại nghiêm trọng của một số Bộ trưởng Ngoại giao “về việc cải tạo đất đai” trên thực địa. Năm 2016, tại Vientiane (Lào), lo ngại về “những hoạt động leo thang trong khu vực” được đưa vào thông cáo chung. Tại hội nghị năm 2017 diễn ra ở Manila (Philippines), lo ngại được đặt ra với “việc cải tạo đất đai và các hoạt động trong khu vực”, như đã đề cập đến ở trên.

RELATED ARTICLES

Tin mới