Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐàm luậnGiông tố trên Biển Đông

Giông tố trên Biển Đông

Bây giờ thì không phải Trung Quốc chỉ cho tàu hải cảnh và các tàu giám hộ lượn lờ, quấy phá ở bãi Tư Chính của Việt Nam. Mấy ngày qua các tàu này đã liên tục tấn công, xua đuổi tàu cá của Việt Nam đang hoạt động đúng pháp luậ ở vùng biển này. Tình hình tại khu vực này rát nóng, đến mức tưởng như xảy ra tấn công quân sự.

Hôm 5/10 ba chiếc tàu Trung Quốc đã cùng lúc truy đuổi một tàu cá Việt Nam khi ngư dân tỉnh Bình Định đang đánh bắt cá tại bãi Tư Chính. Khu vực này cách bờ biển tỉnh Khánh Hòa chừng 112 hải lý.Vậy là chỉ hai ngày sau khi dùng ca-nô ngăn cản hoạt động trục với tàu cá Việt Nam gặp nạn ở quần đảo Hoàng Sa, tàu hải cảnh Trung Quốc lại giở thói làm càn.

Còn hôm 1/10, tàu Trung Quốc đã ngoảnh mặt, không cứu hộ 12 ngư dân Quảng Nam trên tàu cá gặp nạn ở Hoàng Sa. Rõ ràng đây là hàng loạt vụ việc có hệ thống, thể hiện hành động bất chấp luật pháp của Trung Quốc. Nhiều lần tàu Trung Quốc đã ngang nhiên tấn công tàu cá ViệtNam, cũng như tàu cá của các nước khác, một hành động được xem như giang hồ “xử”nhau trên đất liền. Hồi tháng 8 một tàu cá của ngư dân Bình Định cũng bị tàu Trung Quốc truy đuổi khi tàu này đang đánh bắt cá tại ven biển Trường Sa.

Trước đó, hồi tháng 3/2019, một tàu Trung Quốc đã đâm và đánh chìm một tàu cá Việt Nam tạingư trường truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi.Mặc cho phía Việt Nam phản đối bằng nhiều con đường, nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn phớt lờ, không hề có sự đền bù cho ngư dân bị hại.

Chiếu theo Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 (UNCLOC) thì các tàu cá Việt Nam hoàn toàn hoạt động tự do trong vùng đặc quyền kinh tế của nước mình. Đó là khu vực biển kéo dài từ bờ biển ra 200 hải lý (khoảng 370km). Như vậy các tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung nhiều lần bị tàu Trung Quốc tấn công mà đành phải nghiến răng chịu đựng

Theo nguồn tin của BDN, mới đây Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã thực thi lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông kéo dài hơn ba tháng.Cái lệnh này không hề được sự thỏa thuận của các nước liên quan, thậm chí nó mâu thuẫn ngay cả với lời tuyên bố kẻ cả của Bắc Kinh “gác tranh chấp cùng khai thác”. Ô hay, tôi tranh chấp với anh tự khi nào vậy. Biển của tôi, sao tôi lại tanh chấp với chính mình?

Khu vực mà Trung quốc cấm đánh bắt hải sản ở Biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa và một phần Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Quy định vô thiên vô pháp này đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và trái với những thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc.

Như vậy không chỉ có điểm nóng Tư Chính nữa. Trong khi hướng tới âm mưu lâu dài là thôn tính Biển Đông, họ tìm mọi cáchgây sức ép với Việt Nam, kể cả những thủ đoạn bỉ ổi, vô nhân đạo nhất (như không cứu ngư dân gặp nạn) để phá hoại kinh tế của Việt Nam.

Về phía Việt Nam, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Khóa XII, đang họp tại Hà Nội, ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đánh tiếng sau nhiều ngày im lặng khó hiểu. Ông nói, cần tiếp tục theo dõi những diễn biến mới nhất ở biển Đông, để phân tích, dự báo tình hình. Theo các nhà phân tích quốc tế, ông Trọng buộc phải nói để trấn an dư luận nhiều hơn tìm ra một kế sách hữu hiệu.

Nước đã đến chân rồi, có nhảy kịp không? Ở trên biển thì không phải là nước, mà là giông tố, bão giật!

RELATED ARTICLES

Tin mới