Friday, March 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMáy bay trinh sát không người lái WZ-8: Công cụ mới để...

Máy bay trinh sát không người lái WZ-8: Công cụ mới để TQ “răn đe Mỹ”

Trung Quốc (1/10) chính thức trình làng máy bay trinh sát không người lái WZ-8, hay còn được gọi là DR-8. Đây được đánh giá là một trong những mâu UAV hiện đại bậc nhất của Trung Quốc, có khả năng răn đe và uy hiếp đối với an ninh của Mỹ và các nước đồng minh.

UAV WZ-8 của Trung Quốc và Lockheed SR-71 của Mỹ

WZ-8 của Trung Quốc có thực sự nguy hiểm

WZ-8 là UAV trinh sát tốc độ cao được thiết kế để cung cấp chỉ thị mục tiêu cho tên lửa trong tình huống vệ tinh không hoạt động, nhưng hiệu suất của nó vẫn còn là ẩn số.

Tạp chí Military Watch nhấn mạnh, WZ-8 “rất giống với Lockheed SR-71 Blackbird và Lockheed A-12 (máy bay trinh sát tầm cao) của Mỹ, cũng như máy bay tiêm kích đánh chặn tầm cao MiG-25 của Liên Xô”, được thiết kế cho các chuyến bay ở tốc độ và độ cao cực lớn và có khả năng hoàn thành cả nhiệm vụ trinh sát và tấn công. Được biết, Quân đội Trung Quốc (PLA) đã triển khai WZ-8 trong các đơn vị Không quân, kết hợp với các vệ tinh quan trọng của Trung Quốc cung cấp cho Bắc Kinh một hệ thống dẫn đường và thu thập thông tin tình báo đáng tin cậy. Nguồn tin cho rằng máy bay không người lái này có thể vừa bảo vệ và di chuyển ở tốc độ từ 6 đến 7 lần tộc độ âm thanh, điều đó có nghĩa là gần như không thể bắn hạ bằng các phương tiện thông thường, chưa tính đến các yếu tố như tác chiến điện tử. Không những vậy, WZ-8 cung cấp cho PLA khả năng dẫn đường chính xác cho các tên lửa hạng nặng trong trường hợp vệ tinh nhân tạo của Trung Quốc bị vô hiệu hóa. Điều đó có nghĩa là có cơ hội để tấn công vào các nhóm tàu sân bay Mỹ. Mặc dù WZ-8 không phải là một thiết bị tấn công hạng nặng, nhưng nó có thể góp sức trong tác chiến với Hải quân Hoa Kỳ trong khu vực và gây khó khăn cho các hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ ở Đông Á.

Trong khi đó, nhà phân tích quốc phòng Tyler Rogoway cho rằng 2 mẫu máy bay không người lái (UAV) WZ-8 tại duyệt binh là máy bay thật, không phải mô hình. Người ta vẫn chưa thể xác định chương trình WZ-8 đang ở giai đoạn nào, nhưng đây có thể là nguyên mẫu, hoặc mô hình sản xuất sớm. Theo chuyên gia trên, WZ-8 được xếp loại máy bay trinh sát tốc độ cao có thể thu hồi thông qua đường băng. Thiết kế khí động học của nó tương tự các phương tiện bay siêu thanh mà Trung Quốc từng thử nghiệm, bằng cách thả từ khinh khí cầu trong những năm gần đây. WZ-8 là sử dụng động cơ tên lửa và việc sử dụng động cơ tên lửa tạo ra giải pháp cung cấp lực đẩy đơn giản, có thể giúp WZ-8 bay với tốc độ rất nhanh, nhưng điều đó cũng hạn chế tính linh hoạt và tầm bắn của nó, ông Rogoway nhận định. WZ-8 được trang bị hai động cơ nhiên liệu lỏng. Người ta chưa thể xác định động cơ này có tái sử dụng, hay chỉ dùng một lần. Loại nhiên liệu sử dụng cho động cơ cũng chưa được biết. Giới chuyên gia nhận định, WZ-8 có thể leo lên độ cao gần rìa không gian, sau đó lợi dụng tốc độ cao mà nó có được để bay theo quỹ đạo đạn đạo trước khi hạ cánh bằng cách lướt trong không khí. Tuy nhiên, WZ-8 không có động cơ kiểm soát vector lực đẩy, do đó, độ cao hoạt động của WZ-8 sẽ bị giới hạn dưới 42 km cách mặt đất. Căn cứ vào thiết kế khí động học và sử dụng động cơ tên lửa, ông Rogoway nhận định WZ-8 bay ở tốc độ khoảng Mach 3.5 đến Mach 4.5 (khoảng 4.000 km/h đến 5.286 km/h). Ở tốc độ như vậy, chỉ cần chuyến bay kéo dài 20 phút, WZ-8 có thể trinh sát trong phạm vi 1.770 km.

Ngoài ra, giới phân tích cũng cho biết, với 2 móc lớn phía trên lưng của WZ-8 cho thấy nó còn có thể được phóng từ máy bay ném bom H-6N. Phiên bản này mới được nâng cấp với một vùng bán lõm dưới bụng, nơi có các điểm treo cứng cho phương tiện cỡ lớn. Khả năng phóng từ máy bay H-6N giúp WZ-8 mở rộng tầm trinh sát và tiếp cận nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ ở sâu trong khu vực phía tây Thái Bình Dương. Phần mũi hơi gù của WZ-8 có thể là nơi chứa thiết bị liên lạc vệ tinh, nhưng nó có thể sử dụng hệ thống điều hướng dựa vào các ngôi sao. Hệ thống này đặc biệt hữu ích khi mạng lưới vệ tinh bị tê liệt và đó cũng là mục tiêu thiết kế của nó. WZ-8 là một tài sản có thể đưa vào hoạt động bí mật và cung cấp thông tin tình báo một cách nhanh chóng cho các khu vực quan trọng. Không chỉ cung cấp thông tin tình báo, WZ-8 có thể sử dụng để đánh giá thiệt hại sau tấn công bằng tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình. Thông tin thu được sẽ rất hữu ích trong việc hiệu chỉnh tên lửa cho lần tấn công tiếp theo.

Lockheed SR-71 Blackbird cũng từng huy hoàng và phải “chết yểu”

Chiếc Lockheed SR-71 là một kiểu máy bay trinh sát chiến lược tiên tiến tầm xa, đạt được tốc độ Mach 3, được phát triển từ các kiểu máy bay Lockheed YF-12A và A-12 bởi nhóm Skunk Works của hãng Lockheed. SR-71 là một trong những máy bay đầu tiên được tạo dáng để giảm thiểu mặt cắt radar, cho dù tín hiệu radar của nó vẫn có thể phát hiện được bởi các hệ thống radar hiện đại, không giống như những kiểu máy bay “tàng hình” sau này. Ưu thế để tự vệ của chiếc máy bay này là tốc độ và trần bay cao; khi phát hiện thấy tên lửa đất đối không được phóng ra hướng về phía mình, cách thoát ra đơn giản chỉ cần tăng tốc. Kiểu máy bay SR-71 đã phục vụ từ năm 1964, song bị chỉ trích vì sự không an toàn và độ tin cậy thấp của nó. Đến giữa thập niên 1970, khi Liên Xô cho ra đời tiêm kích đánh chặn MiG-31 có vận tốc Mach 3, SR-71 không còn được sử dụng để do thám không phận Liên Xô nữa và giảm hẳn hoạt động, dù vậy vẫn có thêm 1 chiêc bị rơi năm 1989 ở biển Nam Trung Hoa. Đến năm 1998, những chiếc SR-71 còn lại chính thức ngừng hoạt động.

Tính đến thời điểm hiện tại, SR-71 là loại máy bay có tốc độ nhanh nhất của Không quân Mỹ với vận tốc tối đa đạt 3.300 km/h, trần bay 25,9 km và tầm hoạt động 5.230 km. Trong một giờ, SR-71 có khả năng tiến hành trinh sát và chụp ảnh trên một khu vực rộng 260.000 km2. Theo thiết kế, SR-71 có hai động cơ phản lực và động cơ của nó được gia cố để giúp nó hoạt động thời gian dài khi máy bay di chuyển với tốc độ Mach 3. Nó cũng có khoang chứa khí oxy để bơm vào buồng lái khi máy bay di chuyển ở độ cao 24.400 m. Thiết kế góc cạnh giúp nó lướt đi trong không khí. SR-71 sở hữu thiết kế độc nhất vô nhị trong hàng ngũ phi cơ quân sự của Mỹ. 93% vật liệu cấu thành SR-71 là titan. Nó giúp máy bay nhẹ hơn, bay cao và nhanh hơn so với máy bay từ vật liệu thông thường. Ngoài ra, lớp vỏ máy bay có thể chịu nhiệt độ 482 độ C, giúp nó không biến dạng hoặc hư hại trong quá trình ma sát với không khí khi hoạt động ở độ cao lớn.

Nhà phân tích Dave Majumdar cho biết, mặc dù SR-71 có tính năng “không gì sánh bằng” nhưng mức chi phí hoạt động khổng lồ đã buộc nó phải “về hưu non”. Ngoài ra, Không quân Mỹ có nhiều nghi ngờ về khả năng sống sót của Blackbird trước tên lửa phòng không và máy bay đánh chặn thế hệ mới của Liên Xô – đó chính là tên lửa S-300 (SA-10 Grumble) với nhiều phiên bản và tiêm kích đánh chặn MiG-31 Foxhound. Cũng chính vì những lý do đó mà Không quân Mỹ đã kịch liệt phản đối yêu cầu khôi phục lại chương trình này của Quốc hội Mỹ. Theo tạp chí Không quân Mỹ, SR-71 có chi phí hoạt động từ 200 – 300 triệu USD mỗi năm, riêng loại nhiên liệu đặc biệt trên máy bay đã khiến nó tiêu tốn 18.000 USD/giờ – theo mệnh giá đồng USD năm 1989).

RELATED ARTICLES

Tin mới