Thursday, April 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaKỷ niệm 70 năm Quốc khánh TQ, Mỹ thử tên lửa mới...

Kỷ niệm 70 năm Quốc khánh TQ, Mỹ thử tên lửa mới nhất ở Thái Bình Dương

Trong bối cảnh Trung Quốc đang tổ chức kỷ niệm 70 năm Quốc khánh và phô diễn hàng loạt khí tài mới được cho là để “răn đe” Mỹ và các nước trong khu vực, Hải quân Mỹ ngay lập tức tiến hành thử tên lửa mới trên Thái Bình Dương nhằm đáp trả Bắc Kinh.

Tàu chiến USS Gabrielle Giffords của Hải quân Mỹ

Hãng tin CNN cho biết, tàu USS Gabrielle Giffords thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ (1/10) đã phóng thử một tên lửa hành trình đối hải (NSM) rất khó phát hiện trên radar và có thể cơ động để tránh hệ thống phòng thủ của đối phương ở vùng biển ở ngoài khơi đảo Guam. Theo thông tin trên, NSM, cùng với nhiều loại vũ khí khác, đã được nhắm bắn vào một chiếc USS Ford cũ – một tàu khu trục bỏ đi của Hải quân Mỹ vốn được kéo tới Thái Bình Dương để làm mục tiêu trong cuộc tập trận mang tên SINKEX.

Giffords là tàu Hải quân Mỹ đầu tiên được trang bị tên lửa tấn công hải quân. USS Gabrielle Giffords (LCS 10) là tàu chiến đấu ven bờ rất nhanh và mạnh của Hải quân Mỹ. USS Gabrielle Giffords có trị giá khoảng 500 triệu USD cho mỗi tàu, được thiết kế cực kỳ đặc biệt với ba thân và có độ giãn nước rất thấp chỉ khoảng 3100 tấn; tàu dài 127,4 m (418 ft), tốc độ 47 hải lý/h, phạm vi hoạt động 8.000 km; sức chứa 210 tấn, phi hành đoàn 40 nhân viên… Do là một tàu chiến đấu ven bờ, hoả lực được trang bị cho các tàu Independence là không quá mạnh. Cụ thể, tàu được trang bị pháo chính loại 57mm cùng với một tổ hợp tên lửa phòng thủ tầm gần SeaRAM. Ngoài ra, trên tàu còn có 4 khẩu súng máy 12,7mm cùng với 2 khẩu pháo 30mm và 24 ống phóng tên lửa AGM-114L Hellfire – hoả lực mạnh nhất trên tàu. Đáng chú ý, USS Gabrielle Giffords vừa được triển khai đến Biển Đông là chiếu đầu tiên được trang bị tên lửa hành trình vượt biển, khó bị radar phát hiện và có thể xoay sở để tránh hệ thống phòng thủ của kẻ thủ. Theo nhà thầu sáng chế Raytheon, tên lửa chống hạm thế hệ thứ 5 Naval Strike Missile (NSM) tên lửa này được ghép cặp với máy bay trực thăng MQ-8B Fire Scout do thám trên chiến hạm Gabrielle, được sử dụng để làm các nhiệm vụ trinh sát, dò tìm mục tiêu.

Trước đó, Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ John Gay cho biết, Hải quân Mỹ vừa điều động tàu chiến tuần duyên USS Gabrielle Giffords (LCS 10) mang theo tên lửa chống hạm NSM có thể đánh trúng cửa sổ tàu chiến từ khoảng cách hơn 180 km đến châu Á – Thái Bình Dương. Tuần duyên USS Gabrielle Giffords được cho là mang theo vũ khí mạnh nhất từng được trang bị cho tàu chiến tuần duyên (LCS) đến hoạt động tại khu vực. Thông thường, LCS 10 mang theo tên lửa chống hạm siêu thanh NSM, có tầm bắn hơn 180 km, phát hiện mục tiêu bằng công nghệ thụ động thông qua hình ảnh lưu trong bộ nhớ của tên lửa. Tên lửa NSM được dẫn đường đến mục tiêu kết hợp quán tính, GPS, tham chiếu địa hình và hồng ngoại chủ động và dữ liệu hình ảnh mục tiêu giai đoạn cuối. Công nghệ dẫn đường của NSM chính xác đến mức người điều khiển có thể chỉ định tên lửa bắn vào một điểm cụ thể trên tàu như phòng máy hoặc tháp chỉ huy. Với tên lửa NSM, tàu chiến LCS hoạt động ngoài khơi Virginia Beach, Virginia có thể phá hủy tàu chiến ở Cape Hatteras, North Caloria, xa hơn 48 km so với tầm bắn được công bố của tên lửa NSM và xa hơn tên lửa Harpoon tới 107 km. Ngoài sát thủ diệt hạm NSM, LCS 10 còn mang theo trực thăng trinh sát không người lái MQ-8C Fire Scout. MQ-8C mang theo gói cảm biến trinh sát tối tân giúp nâng cao khả năng nhận thức tình huống và hỗ trợ dẫn đường cho vũ khí. Hiện LCS 10 cùng LCS 8 đang có mặt ở Thái Lan nhằm nâng cao sự hiện diện thường xuyên của Hải quân Mỹ ở khu vực Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Trong khi đó, tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc, Bắc Kinh đã phô diễn một loạt khí tài mới có khả năng đe dọa an ninh quốc gia cũng như các tàu chiến của Mỹ hoạt động trên Thái Bình Dương. Đầu tiên, Trung Quốc lần đầu công bố tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) DF-41. Đây là vũ khí hạt nhân chiến lược có tầm bắn xa nhất của Bắc Kinh hiện nay, với khả năng vươn tới mục tiêu ở khoảng cách gần 15.000 km. Tên lửa DF-41 có thể mang được nhiều đầu đạn hồi quyển độc lập (MIRV), cho phép mỗi quả đạn tấn công hàng loạt mục tiêu ở cách xa nhau. Số lượng đầu đạn thực tế của DF-41 không được công bố, một số nguồn tin ước tính nó mang được 6-10 MIRV, nhưng giới chuyên gia cho rằng DF-41 chỉ mang được tối đa 3 đầu đạn hạt nhân. Tên lửa DF-41 cũng có thể mang nhiều mồi bẫy nhằm đối phó lá chắn tên lửa đối phương. Tên lửa dùng nhiên liệu rắn, được gắn trên xe chở đạn kiêm bệ phóng (TEL), giúp tăng khả năng cơ động và giảm thời gian sẵn sàng khai hỏa. Thứ hai, Bắc Kinh cũng phô diễn tên lửa siêu vượt âm DF-17. Theo giới chuyên gia quân sự, DF-17 dường như được thử nghiệm từ năm 2017, sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-16B làm hệ thống đẩy, kết hợp với phương tiện lướt siêu vượt âm mang định danh WU-14. Hình dáng của mô hình trong lễ duyệt binh tương đồng với mô hình thử nghiệm khí động học được Trung Quốc hé lộ năm 2017 và 2018. DF-17 có tầm bắn ước tính khoảng 1.980 km, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng với những đối thủ của Trung Quốc trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…, đồng thời tạo ra thử thách không nhỏ với lực lượng Mỹ tại châu Á. Thứ ba, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2. Chúng được biên chế cho tàu ngầm hạt nhân Type-094 từ lâu, nhưng Bắc Kinh chưa bao giờ phô trương loại vũ khí này trước công chúng. Trung Quốc đang vận hành 6 tàu ngầm Type-094, mỗi chiếc mang được 12 quả JL-2, đóng vai trò xương sống lực lượng răn đe hạt nhân trên biển của Bắc Kinh. Loại tên lửa này có nhiều điểm chung với mẫu ICBM DF-31 phóng từ mặt đất, nhưng ống phóng trong lễ duyệt binh cho thấy các quả đạn JL-2 có đầu tù hơn nhiều so với DF-31. Hình dáng này thường được ứng dụng cho thiết kế MIRV, nhưng các thông tin từ trước đến nay đều cho thấy mỗi tên lửa chỉ mang được một đầu đạn. JL-2 có tầm bắn khoảng 7.200 km và Trung Quốc đang phát triển SLBM JL-3 có tầm bắn xa hơn để khắc phục hạn chế này.

Ngoài ra, máy bay trinh sát không người lái DR-8 cũng là một trong những loại vũ khí mới có khả năng đe dọa an ninh của Mỹ. Nó được thiết kế để tiếp cận nhóm tác chiến tàu sân bay đối phương và gửi thông tin mục tiêu trở lại các bệ phóng tên lửa. DR-8 có thể bay với tốc độ gần Mach 5, gần chạm ngưỡng tốc độ của phương tiện bay siêu vượt thanh. DR-8 có thiết kế khí động học tương tự dự án máy bay trinh sát siêu thanh không người lái D-21 của Mỹ. D-21 được giới thiệu vào những năm 1960. Chương trình bị hủy bỏ vào năm 1971 sau khi 4 máy bay bị mất trong các nhiệm vụ ở Trung Quốc. Ngoài máy bay trinh sát không người lái DR-8, các máy bay ném bom H-6 hạng nặng của Tủng Quốc tham gia màn biểu diễn năm nay gồm H-6K, H-6N và máy bay tiếp nhiên liệu HU-6. H-6 được thiết kế thành loại máy bay ném bom tầm trung, nhưng ở dòng mới nhất là H-6K, khoang bom được loại bỏ để giúp máy bay chứa được nhiều nhiên liệu hơn, nhờ đó hoạt động được tầm xa hơn. H-6K có thể mang theo tên lửa hành trình với tầm xa hơn 2.000km, được đặt dưới cánh. Tầm xa như vậy giúp H-6K có thể tấn công đến tận Alaska, Guam, Hawaii, Nhật Bản, Malaysia, Philippines hay cả Mátxcơva mà không cần rời khỏi khu vực phòng không đặt trên đất liền Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới