Thursday, March 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaKhái quát về những chính sách can dự nổi bật nhất của...

Khái quát về những chính sách can dự nổi bật nhất của Mỹ trong vấn đề Biển Đông từ đầu năm 2019 đến nay

Trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng và chiến lược trên thế giới và khu vực đang diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây xung đột, bất ổn. Trong đó, Biển Đông được xem là khu vực cạnh tranh chiến lược mạnh mẽ nhất và diễn biến phức tạp do những hành động đơn phương, ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế để đạt được các “yêu sách chủ quyền” phi pháp của Trung Quốc. Đóng vai trò là một cường quốc trên thế giới, Mỹ đã tích cực tham gia, can dự và tăng cường hiện diện, khẳng định ảnh hưởng tại khu vực này, nổi bật trên 4 khía cạnh sau:

Một là, công bố tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, lên án chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực

Tại Đối thoại Shangri-la lần 18 tổ chức ở Singapore hôm 01/6, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã công bố “Tầm nhìn của Mỹ về an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, trong đó nêu rõ: i)Mục đích của chiến lược này đối với khu vực, nhất là trong bối cảnh hiện nay được dư luận đặc biệt quan tâm. Chiến lược của Mỹ cho rằng “Tầm nhìn Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Mở” phải dựa trên sự tôn trọng chủ quyền và độc lập của tất cả các quốc gia, giải quyết tranh chấp hòa bình; thương mại tự do và tôn trọng các quy tắc và chuẩn mực. ii) Mỹ tuyên bố “Không một quốc gia nào có thể thống trị Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tất cả chúng ta cùng có lợi ích để cùng nhau xây dựng tương lai chung, tốt hơn bất cứ điều gì mà bất kỳ quốc gia nào có thể tự mình đạt được”. Mục tiêu được Washington nêu ra là đảm bảo khu vực ổn định với việc đảm bảo an ninh và kinh tế thịnh vượng. Đảm bảo vai trò của các cơ chế khu vực như vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các mối lo ngại khu vực. iii) Mỹ tiếp tục cam kết đầu tư cho các đồng minh trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để ngăn chặn tấn công mạng, cùng các đối tác đảm bảo an ninh hàng hải, mở rộng thông tin tình báo để tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau. iv) Mỹ lên án việc Trung Quốc đã có hành vi không tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế trên các khu vực biển tranh chấp. Trong đó có việc ngăn chặn nguồn sinh kế của ngư dân khi cấm họ tiếp cận vùng biển mà họ và tổ tiên của họ đã đánh bắt qua nhiều thế hệ, thiết lập các vùng cấm bay trên các vùng biển. Điều này là không phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Hai là, tăng cường các hoạt động tập trận, tuần tra tự do hàng hải, hàng không và hợp tác quốc phòng với các nước trên thực địa

Năm 2019 chứng kiến việc Mỹ gia tăng số lượng, phạm vi các cuộc tập trận với các đồng minh, đối tác ở khu vực như lần đầu tiên tập trận đa phương với ASEAN ở Biển Đông, tập trận ba bên với Nhật Bản và Ấn Độ, với Philippines và Nhật Bản, Philippines và Ấn Độ, phối hợp tự do hàng hải với Anh, Australia. Tính từ cuối năm 2018 đến nay, Mỹ đã tiến hành ít nhất 15 đợt tuần tra đảm bảo tự do hàng hải và hàng không, trong đó 4 lần điều hàng không mẫu hạm di chuyển và tiến hành các hoạt động diễn tập ở Biển Đông. Hôm 07/01, Mỹ cử tàu khu trục trang bị tên lửa hành trình lớp Arleigh Burke USS McCampell tuần tra đảm bảo tự do hàng hải (FONOPS) trong khu vực 12 hải lý quanh đảo Cây, Lincoln và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hôm 11/02, Mỹ cử hai tầu khu trục hạm có gắn tên lửa hành trình USS Spruance và USS Preble tuần tra vùng 12 hải lý bãi đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ, bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo. Ngôn phát ngôn Hạm đội 7 Mỹ Trung tá Clay Doss cho biết, hoạt động của hai tàu khu trục trên tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và thách thức những tuyên bố quá đáng về chủ quyền trên biển của Trung Quốc; nhấn mạnh “tất cả các hoạt động này đều tuân thủ luật pháp quốc tế”. Hôm 18/02, Mỹ cũng Anh điều tàu chiến tiến hành huấn luyện an ninh hàng hải và hậu cần ở Biển Đông nhằm khẳng định quyết tâm đảm bảo tự do hàng hải và quyền đi lại trong khu vực. Ngày 13/3, Mỹ điều tàu chỉ huy USS Blue Ridge của Mỹ đi qua Biển Đông và ghé thăm cảng ở ngoài khơi thủ đô Manila, Philippines nhằm khẳng định mối quan hệ đồng minh thân cận giữa Mỹ và Philippines. Hôm 12/4, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận thường niên quy mô lớn “Vai kề vai” (Balikatan), trong đó có cuộc tập trận hải quân ngoài khơi bờ biển đảo Luzon đối diện với khu vực Biển Đông. Hôm 06/5, Mỹ tiếp tục điều hai tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Preble và USS Chung Hoon tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý quanh Đá Gaven và Đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm “thách thức các tuyên bố hàng hải quá mức” và “bảo vệ quyền tiếp cận các tuyến đường thủy theo luật pháp quốc tế”. Lần gần đây nhất, ngay trước lễ Quốc Khánh Trung Quốc hôm 01/10, tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đã tiến hành loạt tuần tra ở Biển Đông, ngay gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp.

Ba là, khẳng định các cam kết đảm bảo an ninh ở khu vực, trong đó lần đầu tiên công khai tuyên bố sẽ bảo vệ đồng minh của Mỹ tại Biển Đông

Phát biểu tại thủ đô Manila sau cuộc gặp với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 01/3, Ngoại trưởng Pompeo khẳng định Mỹ sẽ tuân thủ hiệp ước bảo vệ lẫn nhau nếu Philippines bị tấn công vũ trang trên Biển Đông. “Vì Biển Đông là một phần của Thái Bình Dương, bất cứ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm máy bay hay tàu thuyền của Philippines trên Biển Đông đều kích hoạt nghĩa vụ phòng thủ chung theo Điều 4 Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ”, tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo. Ông Pompeo cho biết việc Trung Quốc bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo trên Biển Đông thực sự là “một mối đe dọa”. “Các hoạt động quân sự hóa và xây đảo của Trung Quốc trên Biển Đông đe dọa tới chủ quyền, an ninh và sinh kế của các bạn cũng như của Mỹ”, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh. Mỹ và Philippines ký Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ từ năm 1951 nhằm bảo vệ lẫn nhau trước các cuộc tấn công của kẻ thù trên Thái Bình Dương. Đầu năm, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Washington và Manila cần ngồi lại với nhau để xem xét lại các điều khoản liên quan đến hiệp ước này trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông ngày càng gia tăng. Gần đây nhất, theo thông tin từ Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Andrea Thompson đưa ra hôm 13/8, Mỹ đã chính thức tuyên bố thúc đẩy kế hoạch triển khai các tên lửa tầm trung ở châu Á để bảo vệ đồng minh và chính phủ các nước sẽ quyết định có cho tên lửa hiện diện trên lãnh thổ của họ hay không.

Bốn là, lên án chỉ trích mạnh mẽ nhất việc TQ vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại Vùng thềm lục địa và Đặc quyền kinh tế ở phía Nam Biển Đông

Từ tháng 7 đến nay, Trung Quốc đã điều nhóm tàu khảo sát hải hương 8 hoạt động trái phép tại khu vực Bãi Tư Chính, Vùng thềm lục địa và Đặc quyền kinh tế ở phía Nam Biển Đông. Trong làn sóng phán đối của cộng luận quốc tế, khu vực thì Mỹ là nước có tiếng nói mạnh mẽ nhất với các tuyên bố từ Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Quốc hội và giới chính trị gia, chuyên gia Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 21/8 ra thông cáo lên án Trung Quốc đưa tàu khảo sát và tàu hộ tống có vũ trang vào vùng nước của Việt Nam gần Bãi Tư Chính hôm 13/8, gọi đây là hành động leo thang của Bắc Kinh trong nỗ lực nhằm đe dọa các nước khác trong việc khai thác nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Thông cáo có đoạn viết: “Những tuần gần đây, Trung Quốc đã có một loạt các bước gây hấn nhằm can thiệp vào các hoạt động kinh tế được công nhận và lâu dài của các nước có đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, nhằm tìm cách ép các nước phải bỏ hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài và chỉ làm việc với các công ty của nhà nước Trung Quốc. Trong trường hợp ở Bãi Tư Chính, Trung Quốc đang ép Việt Nam trong hợp tác với công ty của Nga và các đối tác khác”. Trong phiên điều trần trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 18/9 (giờ địa phương), ông Stilwell nhắc lại thông điệp của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Đông Á (EAS) lần thứ 9 ở Bangkok, Thái Lan, hồi tháng 8. Trong đó, ông Pompeo đưa ra tuyên bố rõ ràng lên án hành vi bắt nạt các nước khác của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời thúc giục ASEAN và Trung Quốc xúc tiến hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) có ý nghĩa, phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Ông Stilwell cáo buộc, từ đầu tháng 7 các tàu Trung Quốc đã tiến hành hoạt động khảo sát biển ở gần bãi Tư Chính (nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam), với sự hộ tống của các tàu hải cảnh có vũ trang và lực lượng “dân quân biển”, nhằm dọa nạt Việt Nam cùng các nước ASEAN khác trong hoạt động phát triển tài nguyên dầu khí trên Biển Đông. “Thông qua những hành vi trái phép lặp đi lặp lại và việc quân sự hóa trên các thực thể tranh chấp, Bắc Kinh đã và đang tiếp tục hành động nhằm cản trở các thành viên ASEAN tiếp cận với nguồn dự trữ năng lượng trị giá hơn 2.500 tỉ USD”, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phát biểu trong phiên điều trần.

RELATED ARTICLES

Tin mới