Wednesday, April 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMột số kết quả đáng đạt được qua các Hội nghị Quan...

Một số kết quả đáng đạt được qua các Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN-TQ về thực hiện DOC từ năm 2012 đến nay

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), là một văn kiện được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày 04/11/2002 tại Phnom Penh, Campuchia nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông. Việc ký văn kiện này là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là của 4 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở quần đảo Trường Sa là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Để đảm bảo việc thực hiện hiệu quả DOC, đến nay ASEAN và Trung Quốc đã tổ chức 18 Hội nghị Quan chức cao cấp về Tuyên bố này.

(1) Năm 2012,Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) diễn ra tại Hà Nội từ ngày 24-25/6. Tại hội nghị, các bên tái khẳng định cam kết tôn trọng và thực hiện đầy đủ DOC và cùng nhau hướng tới xây dựng thành công một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC). Các nước đã phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải trên Biển Đông; giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Hội nghị đã điểm lại những tiến bộ đạt được thời gian qua trong tiến trình thực hiện DOC, trong đó có việc tái khởi động tham vấn ASEAN – Trung Quốc về DOC ở cấp Quan chức cao cấp (SOM), thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực hiện DOC, Kế hoạch công tác thực hiện DOC; các nước nhất trí khẳng định DOC là văn kiện quan trọng, góp phần tăng cường xây dựng lòng tin trong khu vực, thúc đẩy quan hệ hợp tác ASEAN-Trung Quốc vì hòa bình và ổn định trong khu vực. Các bên nhất trí cần tiếp tục duy trì đối thoại tích cực, xây dựng để bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC, trong đó có việc thực hiện Quy tắc Hướng dẫn, Kế hoạch công tác cũng như tổ chức một số hoạt động chung, trong đó có Hội thảo nhân kỷ niệm 10 năm DOC.

(2) Năm 2017,Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 14 về thực thi DOC diễn ra vào ngày 18/5, tại thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc. Các nước đã tiến hành kiểm điểm quá trình thực hiện DOC, tiếp tục thúc đẩy tham vấn ASEAN-Trung Quốc về DOC ở cấp Quan chức cao cấp (SOM), thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực hiện DOC, Kế hoạch công tác thực hiện DOC. Các nước nhất trí cần duy trì nhịp độ đàm phán, phát huy tinh thần trách nhiệm phấn đấu xây dựng COC thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong quá trình này, các bên cần kiềm chế, nỗ lực duy trì môi trường thuận lợi cho quá trình xây dựng COC.

(3) Năm 2018, Hội nghị các quan chức cao cấp (SOM) ASEAN-Trung Quốc về thực hiện DOC lần thứ 15 diễn ra vào ngày 27/6, tại Hồ Nam (Trung Quốc), ASEAN và Trung Quốc đã tổ chức. Các bên đã trao đổi về tình hình thực hiện DOC, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ đầy đủ và hiệu quả văn kiện này đối với việc duy trì đối thoại hợp tác vì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Các quan chức cấp cao nhấn mạnh việc cần thiết phải tiếp tục thúc đẩy và mở rộng các biện pháp xây dựng lòng tin trong khuôn khổ thực hiện DOC, kể cả trên thực địa lẫn trong triển khai các hoạt động hợp tác, coi đây là những đóng góp thực chất của cả hai bên cho khu vực, tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán COC. Cuộc họp cũng đã cập nhật Kế hoạch thực hiện DOC giai đoạn 2016-2018. Về nội dung văn kiện COC, SOM-DOC 15 xem xét và hoan nghênh kết quả đàm phán tại JWG-DOC 23 và 24, các nước trao đổi quan điểm về COC và cách thức đàm phán văn kiện này, định hướng các bước đi tiếp theo cũng như xây dựng nội dung báo cáo lên PMC ASEAN-Trung Quốc vào tháng 8/2018 tại Singapore. Các nước kêu gọi các bên kiềm chế, không có các hoạt động làm phức tạp tình hình trên thực địa, tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán COC. COC cần có hiệu lực thực thi, có tính ràng buộc về pháp lý và là công cụ điều chỉnh hành vi của các bên trên Biển Đông, có các nội dung phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển Liên hợp quốc (UNCLOS) 1982, đóng góp thực chất cho việc xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hoạt động dựa trên luật lệ.

(4) Năm 2019,Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về thực hiện DOC lần thứ 17 đã được tổ chức trong các ngày 17-18/5/2019 tại Hàng Châu, Trung Quốc.Trước đó, Nhóm công tác chung ASEAN-Trung Quốc về thực hiện DOC cũng đã họp từ 16-17/5/2019. Tại các cuộc họp này, các bên đã trao đổi về tình hình Biển Đông, kiểm điểm thực hiện DOC và tiếp tục đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Trao đổi về tình hình Biển Đông và kiểm điểm thực hiện DOC, nhiều nước nêu rõ tình hình Biển Đông phức tạp là hệ lụy của những diễn biến vừa qua trên thực địa, làm gia tăng căng thẳng, gây xói mòn lòng tin, tạo nguy cơ cho hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Trước tình hình đó, các nước tái khẳng định tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; đồng thời cũng cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, nhất là tự kiềm chế, đi đôi với hợp tác xây dựng lòng tin. Hội nghị nhất trí với đề xuất của Việt Nam tổ chức hội thảo trong khuôn khổ DOC về đối xử công bằng, nhân đạo với ngư dân. Hội nghị ghi nhận công việc của Nhóm Công tác chung, hoan nghênh tiến triển trong đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về COC, cho rằng tiến trình này đang được triển khai đúng lộ trình, hướng tới hoàn tất vòng rà soát đầu tiên trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc (PMC) dự kiến sẽ được tổ chức cuối tháng 7, đầu tháng 8/2019 tại Bangkok, Thái Lan. Các nước nhất trí cần duy trì nhịp độ đàm phán, phát huy tinh thần trách nhiệm phấn đấu xây dựng COC thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong quá trình này, các bên cần kiềm chế, nỗ lực duy trì môi trường thuận lợi cho quá trình xây dựng COC.

(5) Tại Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18 được tổ chức ngày 15/10, tại thành phố Đà Lạt của Việt Nam. Đại diện quan chức các nước tham gia đã trao đổi về tình hình Biển Đông, kiểm điểm thực hiện SOM-DOC và tiếp tục đàm phán về COC. Các nước đánh giá cao công tác tổ chức của nước chủ nhà và nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc họp lần này đối với quá trình thực hiện mục tiêu tiêu chung về việc đưa ra một kết luận SOM-DOC sớm nhất có thể, cũng như xây dựng niềm tin chung trong việc duy trì ổn định và hòa bình khu vực. Trong khi đó, đại diện phái đoàn phía Trung Quốc cho biết sẽ nỗ lực cùng các nước vì sự thành công của phiên họp.

Nhìn chung, từ khi ra đời đến nay, về cơ bản các nước đã thực hiện theo đúng nội dung DOC, trong đó có việckhẳng định cam kết của mình đối với các mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợpquốc, Công ước Liên hợpquốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác khu vực Đông Nam Á (TAC), Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình (của Trung Quốc) và những nguyên tắc được thừa nhận phổ biến khác của luật pháp quốc tế được coi là quy tắc căn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với nhà nước.Cam kết tìm kiếm những cách thức xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau hài hòa với những nguyên tắc nêu trên và trên căn bản bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.Tái khẳng định sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hoạt động hàng hải và bay trên vùng trời Biển Đông như đã được quy định bởi các nguyên tắc được thừa nhận phổ biến trong luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hợpquốc về Luật biển năm 1982.Sẵn sàng tiếp tục các cuộc đối thoại và tham vấn về những vấn đề liên quan, thông qua các thể thức được các bên đồng ý, kể cả các cuộc tham vấn thường xuyên theo quy định của Tuyên bố này, vì mục tiêu khuyến khích sự minh bạch và láng giềng tốt, thiếp lập sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau một cách hài hòa, và tạo điều kiện thuận lợi cho một giải pháp hòa bình và tranh chấp giữa các bên. Tuy nhiên, Trung Quốc là nước vi phạm nhiều nhất DOC khi tiến hành các hoạt động quân sự hóa, mở rộng đảo nhân tạo ở Biển Đông, tiến hành các hoạt động đơn phương gây phức tạp tình hình và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của các nước.

RELATED ARTICLES

Tin mới