Saturday, April 20, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiện‘Mặt trận Thống nhất’ của TQ mọc ra như nấm ở Đức

‘Mặt trận Thống nhất’ của TQ mọc ra như nấm ở Đức

Có tới 190 tổ chức Mặt trận Thống nhất của người Trung Quốc hoạt động ở Đức, có liên hệ trực tiếp với Văn phòng Mặt trận Thống nhất ở Bắc Kinh, theo nghiên cứu của bà Didi Kirsten Tatlow, được công bố vào đầu tháng 10/2019.

 Ngoài ra bà cũng cho biết, có hàng chục nhóm người Đức gián tiếp hợp tác với Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Nhân dân Trung Quốc (CPAFFC), một tổ chức quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), có nhiệm vụ chuyên tác động đến quan điểm của người nước ngoài đối với chính quyền Trung Quốc.

Chiến lược này dường như đã đạt được mục đích ở Đức. Một cuộc khảo sát do công ty nghiên cứu Civey thực hiện vào đầu năm nay cho thấy 42% người Đức coi Trung Quốc là đối tác đáng tin cậy, nhiều hơn so với 23,1% ủng hộ Mỹ. 

Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ quản lý một mạng lưới các hiệp hội và tổ chức, nhằm hành động và vô hiệu hóa các thế lực đối lập tiềm tàng với quyền lực của ĐCSTQ.

Một trong những sự kiện đáng chú ý gần đây của Mặt trận Thống nhất là vào tháng 8/2019, bà Gladys Liu đã trở thành  người phụ nữ Úc gốc Hoa đầu tiên, giành được một ghế trong Hạ viện Úc . 

 Dân biểu Liu đã bị Tổ chức Tình báo An ninh Úc điều tra về các mối quan hệ của bà với tổ chức WTUF, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hồng Kông, được cho là một bộ phận của Mặt trận Thống nhất Trung Quốc. 

Theo nhà báo Tatlow, ĐCSTQ “quyết tâm tiếp tục chế độ độc tài ở Trung Quốc, và để làm được điều này, họ tin rằng phải mở rộng ra bên ngoài Trung Quốc, để loại bỏ những thách thức”.

Media player poster frame

 
Chính quyền Trump: Thảm họa nhân quyền Trung Quốc là ‘vết nhơ thế kỷ’
 
 Trong báo cáo nghiên cứu của mình, nhà báo Tatlow đã đưa ra một ví dụ cụ thể ở Đức, để minh họa cho nhận định của mình. Đó là câu chuyện về Trung tâm âm nhạc cổ điển danh giá ‘Villa Musica’ ở thành phố Mainz, thủ phủ Tiểu bang Rhineland -Palatinate, Tây nam Đức.

Đầu những năm 1990, trung tâm Villa Musica đã nhận được một yêu cầu từ CPAFFC, một tổ chức chưa từng được biết đến vào thời điểm đó, hỏi rằng liệu Villa Musica có muốn tổ chức một chương trình âm nhạc đàn Tỳ bà từ Trung Quốc hay không?

Đó là sự khởi đầu của một loạt các trao đổi dài giữa 2 bên, cuối cùng dẫn đến việc thành lập Liên đoàn hữu nghị Trung – Đức (ADCG), với sự tham gia của Villa Musica, cùng với các nhà ngoại giao Trung Quốc và các quan chức chính quyền Đức. ADCG trở thành điểm đến đầu tiên của các tổ chức, các cơ quan chính phủ Đức, muốn kết nối với Trung Quốc.

 Bà Tatlow cho hay, cuộc họp thường niên sắp tới của ADCG tại thành phố Duisburg vào tháng 11/2019, sẽ là về dự án của Huawei, “Rhine Cloud” – nền tảng đám mây dịch vụ công và thành phố thông minh – đang được xây dựng tại Duisburg.

“Thành phố thông minh” của Duisburg, nơi sẽ cho phép Huawei quyền truy cập vào hệ thống quản lý thành phố, với mục đích “tự động hóa” hoàn toàn Duisburg. Bà Tatlow chỉ rõ: “Lãnh đạo thành phố, các doanh nhân và trí thức địa phương, một số đến từ các trường đại học gần đó và một số liên quan đến chi tiêu công, đã được đón tiếp tại trụ sở Huawei ở Thâm Quyến”. 

Theo bà Tatlow, điều đó đã từng giúp ích cho Huawei, một công ty bị cấm triển khai mạng 5G ở một số quốc gia đồng minh với Mỹ, vì sự gần gũi quá mức của Huawei đối với ĐCSTQ, nhưng không phải là Đức, nơi vào tháng 1/2019, các cơ quan an ninh đã nhất trí bỏ phiếu cấm hoàn toàn, chỉ cho phép Đức chọn các giải pháp gọn gàng hơn nhiều, đòi hỏi các yêu cầu bảo mật chặt chẽ hơn. 

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Asia Sentinel, ông Mareike Ohlberg, một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Mercator về Trung Quốc, có trụ sở tại Berlin, cho rằng ước tính của bà Tatlow về 190 nhóm người Trung Quốc ở Đức, có quan hệ trực tiếp với Mặt trận Thống nhất của Trung Quốc, là “thực tế”.

Ông Ohlberg cho rằng mục tiêu bao trùm của Bắc Kinh là tạo ra một hình ảnh Trung Quốc tích cực ở Đức, khi mà Sáng kiến ‘​​Vành đai và Con đường’ của ông Tập Cận Bình chỉ nhận được “sự lạnh lùng” của chính phủ bà Angela Merkel. 

 Mục đích khác là tạo ra một mạng lưới địa phương, để phản ứng lại bất kỳ sự kiện nào trên đất Đức chống lại lợi ích của Trung Quốc, như phiền nhiễu đến những học viên Pháp Luân Công hoặc những người có thái độ ủng hộ phong trào biểu tình ở Hồng Kông. 

Vào tháng 8/2019, các cuộc biểu tình ở Hamburg ủng hộ phong trào chống Trung Quốc ở Hồng Kông, đã bị quay phim bởi những công dân Trung Quốc thân thiện với chính quyền Bắc Kinh. Họ đe dọa sẽ đưa các video cho Đại sứ quán Trung Quốc để nhận dạng những người biểu tình. 

“Tất nhiên, Mặt trận Thống nhất không chỉ hoạt động ở Đức mà còn ở khắp châu Âu và toàn cầu, tôi chưa từng thấy có bất kỳ quốc gia nào có sự nỗ lực phối hợp như vậy trong lịch sử, ngoại trừ Trung Quốc”, ông Ohlberg nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới