Thursday, April 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiXung đột Mỹ – Trung: tương quan lực lượng quân sự hai...

Xung đột Mỹ – Trung: tương quan lực lượng quân sự hai bên

Xung đột trên mặt trận quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc có một đặc điểm là “đua mà không đánh”, nó đan xen, hoà lẫn vào các mặt trận khác như công nghệ, ngoại giao, gián điệp, thương mại, và thậm chí cả đầu tư, tài chính. Với 2 khối ngân sách khổng lồ, chúng ta cùng xem Mỹ và Trung Quốc sắp đặt lực lượng quân sự của mình như thế nào.

 

Sách lược hai bên

Ngày 18/12/2017, tổng thống Donald Trump công bố Chiến lược An ninh quốc gia đầu tiên của chính phủ mới, trong đó có một số điểm đáng chú ý: Một là, tổng ngân sách quốc phòng của Mỹ đạt con số kỉ lục 716 tỉ USD. Hai là, Mỹ trực tiếp coi Trung Quốc và Nga là các đối thủ chiến lược và gọi họ là “các cường quốc xét lại”. Gần đây nhất, ngày 27/6/2019, Thượng viện Mỹ thông qua Luật thẩm quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) với ngân sách 750 tỉ USD.

Trong khi đó, ngày 24/7/2019 Trung Quốc công bố Sách trắng Quốc phòng cho biết nước này sẽ “không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ, mở rộng phạm vi ảnh hưởng lên các nước khác”. Đồng thời Trung Quốc cáo buộc Mỹ gây mất ổn định chiến lược khi mở rộng chi tiêu quốc phòng và bán vũ khí cho Đài Loan. Ngân sách quốc phòng công bố ngày 5/3/2019 của Trung Quốc là hơn 177 tỉ USD, con số mà nhiều chuyên gia đánh giá là ít hơn so với thực tế.

Sức mạnh quân sự

 

Quân số

Xe tăng

Máy bay

Tàu

 

Trực thăng

 

Tàu sân bay

Mỹ

1.281.900

7790 

12304

1170

437

20

Trung Quốc

2.300.000

6393

4182

4889

780

2

Nguồn: https://armedforces.eu

Trong tương quan trực diện về quân số và vũ khí, có thể nói sức mạnh của Mỹ vẫn vượt trội. Số lượng binh sĩ khổng lồ của Trung Quốc chủ yếu là lục quân đóng tại các khu vực biên giới và nội địa nói chung, trang bị giản đơn. Thông tin từ Lầu năm góc cho biết trang bị cho một lính Mỹ ở mức 17.450 USD, trong khi của Trung Quốc là 1.500 USD. Sức mạnh còn thể hiện ở khả năng cơ động, lính Trung Quốc khi di chuyển số lượng lớn chủ yếu vẫn dựa vào tàu hỏa, trong khi Mỹ chủ yếu sử dụng trực thăng.

Vũ khí lạc hậu của Trung Quốc

Về trang bị vũ khí và  phương tiện quân sự, sự chênh lệch hai bên chủ yếu ở mức độ hiện đại. Trong khi Trung Quốc trang bị chủ yếu từ thời những năm 1990 khi sức mạnh kinh tế còn rất hạn chế, cho nên khá lạc hậu, khó có thể sử dụng trong thực tế chiến tranh hiện đại.

Các loại vũ khí và phương tiện hiện đại như chiến đấu cơ, hầu hết đều bị đánh giá là ăn cắp và sao chép công nghệ từ Nga và Mỹ. Ví dụ chiếc J-11, J-15 là bản sao lần lượt của Su-27 và Su-33 của Nga, J-20 và J-31 lần lượt là bản sao của F-22 và F-35 của Mỹ. Tuy có các tính năng và hình dáng giống như của các phiên bản gốc nhưng mức độ công nghệ vẫn bị đánh giá là kém hơn. Thậm chí chiếc J-20 “tàng hình” được cho là hiện đại nhất, thực tế lại vẫn phải sử dụng động cơ AL-31F của Su-27 mua từ Nga, vì động cơ WS-15 Trung Quốc tự sản xuất cho J-20 chưa đạt yêu cầu.

Về phát triển công nghệ quân sự, tư tưởng chủ yếu của Trung Quốc là tập trung vào các giải pháp ngắn hạn, như gián điệp và cưỡng ép chuyển giao công nghệ. Trung Quốc không có công nghệ gốc và dễ bị tụt hậu khi đối phương tăng cường bảo mật.

Media player poster frame
 

Tỷ phú người Hoa tiết lộ bí mật của chính quyền Trung Quốc

 Về lực lượng hải quân, số lượng tàu ngầm của Trung Quốc dù lớn nhưng chủ yếu sử dụng động cơ diesel (hiện mới có 6 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong biên chế) nên không so sánh được với sức mạnh của đội tàu ngầm Mỹ sử dụng năng lượng hạt nhân. Riêng đội tàu sân bay, Mỹ hoàn toàn áp đảo với số lượng 20 chiếc và hai chiếc sắp hoàn thành, trong đó có 10 chiếc siêu tàu sân bay lớp Nimitz. Trung Quốc hiện có 1 chiếc Liêu Ninh mua lại của Ukraine năm 1999 và chiếc Type-001A đang chạy thử.

Trung Quốc cũng trang bị thêm từ nguồn mua của Nga, chủ yếu là máy bay Su 35, tên lửa S 400, hàng trăm động cơ phản lực và một số trực thăng. Nói chung về phương diện vũ khí, khí tài và lực lượng quân đội thì Trung Quốc còn kém xa so với Mỹ.

Mỹ cũng thụt hậu một số lĩnh vực 

Cho đến nay, giới quân sự Mỹ đang tự đánh giá là bị thụt hậu về một sỗ lĩnh vực vũ khí so với Nga và Trung Quốc, như tên lửa diệt vệ tinh, tên lửa siêu âm. Bởi vì hoạt động chiến đấu của Mỹ hiện đại sử dụng rất nhiều công nghệ từ vệ tinh, nếu hệ thống vệ tinh bị phá huỷ thì là một sự nguy hiểm lớn đối với Mỹ. Hệ thống tàu sân bay cũng là một thế mạnh vượt trội của Mỹ, nhưng nếu đối thủ sử dụng tên lửa siêu vượt âm thì hệ thống đánh chặn truyền thống khó có thể phát huy tác dụng, từ đó có thể dẫn đến sự vô hiệu hoá ưu thế vốn có này.

Trong mấy tháng gần đây, giới quân sự Mỹ đã đưa ra các thử nghiệm về tên lửa siêu vượt âm của mình. Nói chung, trong trung hạn có thể nói lĩnh vực vũ khí này sẽ là phần mà Mỹ không có ưu thế vượt trội. Còn trong dài hạn, do nước Mỹ một mặt đã tăng cường bảo mật được thành quả công nghệ liên quan, mặt khác chú trọng đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực này, cũng như phát triển các công nghệ vũ khí mới thì sẽ có thể lấy lại ưu thế.

RELATED ARTICLES

Tin mới