Wednesday, April 24, 2024
Trang chủBiển nóngTham vọng án ngữ Nam Thái Bình Dương của TQ

Tham vọng án ngữ Nam Thái Bình Dương của TQ

Việc Trung Quốc thuê lại một hòn đảo ở quần đảo Solomon, không chỉ thể hiện tham vọng gây ảnh hưởng kinh tế, mà còn ẩn chứa dấu hiệu án ngữ về quân sự tại Nam Thái Bình Dương.

 

Vài tuần sau khi phá vỡ quan hệ ngoại giao với Đài Loan, quần đảo Solomon đã ký thỏa thuận với một công ty Trung Quốc để phát triển đảo Tulagi.

Thời báo về kinh tế tài chính Australian Financial Review (AFR) báo cáo rằng tập đoàn China Sam cố gắng thuê hòn đảo Tulagi và những đảo lân cận trong 75 năm. Quần đảo Solomon nằm gần một tuyến đường biển chiến lược, nên bước đi ngoại giao táo bạo này được xem là một phần của ván cờ lớn hơn.

China Sam, với khẩu hiệu làm việc được thể hiện trên trang web của mình “luôn tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, là một tập đoàn chuyên kinh doanh về hóa chất, đầu tư và buôn bán. Một mục tin tức trên trang web của công ty cho biết, tập đoàn “đã ký kết thành công thỏa thuận hợp tác chiến lược với chính phủ quần đảo Solomon”.

Các động thái này đã làm Chính phủ Úc lo lắng. Trong khi biết rằng việc đầu tư vào quần đảo Solomon là vấn đề riêng của chính quyền quần đảo Solomon, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao và Thương mại cho biết chính phủ Úc coi “việc thành lập bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào ở các quốc đảo ở biển Thái Bình Dương là rất đáng quan ngại”.

 Lo ngại của Úc không phải là không có căn cứ, bởi Trung Quốc từng có “thành tích” về việc lấy danh nghĩa đầu tư, giao dịch dân sự nhưng thực chất lại phục vụ quân sự. Nhận xét về việc Trung Quốc thuê đảo của Solomon, ông Peter Jennings, Giám đốc Viện Chính sách chiến lược Úc, khẳng định: “Sẽ sai lầm nếu xem đây là thương mại đơn thuần”.

Bên cạnh đó, vào tháng 4.2018, tờ The Sydney Morning Herald đưa tin một đảo quốc Nam Thái Bình Dương khác là Vanuatu đã cho phép Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự tại đây.

Trong con mắt người Mỹ, muốn kiểm soát an ninh Nam Thái Bình Dương thì cần có một đồng minh như Úc và trong huyết mạch hàng hải đến Úc thì Solomon đóng vai trò quan trọng.

Tờ New York Times nói về những động thái của Trung Quốc rằng, “điều này gây lo ngại cho các quan chức Mỹ, những người coi chuỗi đảo Nam Thái Bình Dương là rất quan trọng để bảo vệ các huyết mạch đường biển”.

RELATED ARTICLES

Tin mới