Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐàm luậnViệt Nam, Philippines và Malaysia có thể hợp tác, giải quyết những...

Việt Nam, Philippines và Malaysia có thể hợp tác, giải quyết những bất đồng chủ quyền?

Trung Quốc đã liên tục có những hành động cậy thế nước lớn bắt nạt nước nhỏ ở khu vực biển Đông. Cụ thể, Bắc Kinh dùng đội tầu danh nghĩa dân quân biển để hăm dọa thủy thủ, ngư dân Philippines và Malaysia . Suốt hơn ba tháng, kể từ đầu tháng 7/2019, Trung Quốc dùng hải cảnh để quấy nhiễu Việt Nam khi nước này thăm dò dầu khí trong vùng biển của mình.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao cả ba nước Việt Nam, Philippines và Malaysia không cùng nhau bàn về những bất đồng chủ quyền để hợp lực chống lại chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc?

Ông Benoît de Tréglodé – Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM) cho rằng: Việc ký Công ước Liên hợp quốc (UNCLOC) năm 1982 về Luật Biển là một bước ngoặt quan trọng. Về mặt địa-chính trị đã có nhiều thay đổi, biến động trong vùng, dẫn đến việc Trung Quốc gia tăng sự hiện diện và ảnh hưởng trong vùng mà họ coi là vùng “ảnh hưởng trực tiếp”, vùng “vành đai”, “phạm vi” của họ.

Bạn đọc còn nhớ, đầu những năm 1990, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á ký vào Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (tại Montego Bay, Jamaica). Từ đó các nước có điều kiện khám về các hoạt động hàng hải trong toàn khu vực. Công ước này giúp các nước trong vùng ý thức rõ chủ quyền trong vùng Đông Nam Á liên quan chặt chẽ với tương lai sở hữu biển của họ.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, sự phân chia lại vị trí của Mỹ, cũng như của các đồng minh quân sự của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á đã diễn ra. Từ đó một chỗ trống nhất định. Từ đó quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á suy yếu rõ rệt sau 50 năm gắn bó. Từ đó, lĩnh vực hàng hải trở thành vấn đề đối đầu giữa các nước trong khu vực

Những năm 70 của thế kỷ trước Việt Nam lờ mờ nhận thấy, Trung Quốc có nguy thôn tính quần đảo Trường Sa. Và Hà Nội xác định phải chiếm một số thực thể ở Trường Sa. Theo chủ trương này họ bắt đầu kiểm soát quân sự một số đảo từ những năm 1970 đên 1980. Rất bất ngờ, phíaTrung Quốc phải mất đến 10 năm để phản ứng, cho đến khi xảy ra vụ Trung Quốc xâm chiếm Gạc Ma năm 1988. Điều này xin được nói thẳng: Trung Quốc đã đến sau Việt Nam.

Không nói về những mặt tích cực, Công ước UNCLOS có những hạn chế là: không xóa được các tranh chấp hàng hải và chủ quyền chồng chéo. Điều đó khiến cho quan hệ song phương, quan hệ giữa các nước trở nên phức tạp hơn trong những năm 2000. Theo đó, những sự kiện không xảy ra trong những năm 1980 thì xảy ra trong những năm 2000, bởi ý thức đòi chủ quyền của các quốc gia đã trỗi dậy.

Ngày nay, lòng yêu nước, vấn đề hàng hải trở thành công cụ lợi hại cho các nước và các giới lãnh đạo để huy động sức mạnh nhân dân, cho nên bất cứ chế độ chính trị nào cũng cần tuyên bố giữ vững chủ quyền để an lòng dân. Có dân là có tất cả.

Có nhà phân tích nêu vấn đề: Khối ASEAN không tìm được tiếng nói chung trước mối đe dọa của Trung Quốc và bị chia rẽ ngay trong nội bộ. Chẳng hạn trường hợp Việt Nam. Nước này chưa bao giờ đề cập trực tiếp với Philippines hoặc với Malaysia về việc phân chia các đảo và đá ở Biển Đông. Vậy lúc này Việt Nam, Malaysia, Philippines có tìm được tiếng nói chung để đối phó với sự hung hăng của Trung Nam Hải?

Theo chúng tôi,trong thập niên 80 thế kỉ trước, Trung Quốc luôn quảng bá về những vùng phát triển và khai thác chung. Họ nhấn mạnh vấn đề hợp tác chung với các nước Đông Nam Á trong những vùng tranh chấp. Tuy nhiên Việt Nam, Philippines và Malaysia đã không chấp nhận giải pháp này.

Nay thì tình hình đã thay đổi hẳn. Tháng 09/2019, tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Philippines đã hoan nghênh mô hình hợp tác này với Trung Quốc ngay trong chính vùng đặc quyền kinh tế của họ (EEZ) hoặc trong những vùng biển có tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila.

Trong chuyện này Việt Nam có vẻ như có lập trường cứng rắn hơn.

Mộtvấn đề nóng hiện nay: Căng thẳng trên biển Đông lên đến đỉnh điểm, liệu giữaViệt Nam-Trung Quốc có xảy ra chiến tranh?

Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu, cũng có thể nói là đối tác về tư tưởng và chính trị quan trọng của Việt Nam. Nhà cầm quyền Hà Nội đã cố tình tránh sự lựa chọn Mỹ hay Trung Quốc. Họ tìm kiếm sự cân bằng thường trực để bảo tồn sự độc lập quốc gia.

Quan sát trên những vùng xung quanh Việt Nam, như khu vực vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận biển vào năm 1989,. Khu vực này có cả sự hợp tác hàng hải, quân sự, hải cảnh và kinh tế, dù đôi khi chỉ ở quy mô rất nhỏ. Điều đó thêm một minh chứng, Hà Nội có chủ ý rất cụ thể, rất thực dụng là không quá tỏ ra đối đầu với Bắc Kinh, nếu đối đầu Việt Nam sẽ bị thua thiệt nhiều.

Bắc Kinh cũng là một đồng minh ý thức hệ lớn mạnh trong một khu vực đang bị xáo trộn vì sự phát triển kinh tế. Chế độ Đảng trị bị một bộ phận người dân lên án. Vì thế, Hà Nội cần sự ủng hộ về mặt chính trị của một nước lớn cùng chế độ.

Năm 2016, sau khi Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực La Haye, thông qua những phản đối của Việt Nam về việc Trung Quốc thâm nhập vùng Biển Đông, ASEAN không hẳn đã thích hành động đơn phương của các nước có liên quan. Do đó, họ vừa cố bảo tồn “tính tập trung” của ASEAN, đồng thời cũng không muốn bỏ qua một thời cơ. Thời cơ đó là, sức ảnh hưởng mới, một mô hình kinh tế hiện đại mới mà Trung Quốc đề xuất cho khu vực này.

RELATED ARTICLES

Tin mới