Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaCâu trả lời cho những “yêu sách” chủ quyền phi pháp của...

Câu trả lời cho những “yêu sách” chủ quyền phi pháp của TQ ở Biển Đông

Bất chấp các tuyên bố ngang ngược và hành động đơn phương của Bắc Kinh trong suốt thời gian qua ở Biển Đông, Mỹ và các nước đã liên tục thể hiện những cam kết về tự do hàng hải, hàng không và gia tăng hiện diện ảnh hưởng ở khu vực này.

Mỹ và Nhật Bản điều tàu tham gia tập trận chung

Hôm 16/10, tàu Tuần duyên hạm bờ biển USCGC Stratton (WMSL-752) của Lực lượng Tuần duyên Mỹ đã tới tỉnh đảo Palawan của Philippines, sát ngay quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) để tham gia đợt diễn tập chung mang tên Sama-Sama với Hải quân Nhật Bản và Philippines. Ngoài ra, một số tàu, máy bay khác của Hải quân Mỹ cũng tham gia cuộc tập trận này, bao gồm tuần duyên hạm bờ biển USS Montgomery, tàu đổ bộ USS Germantown, tàu đổ bộ tốc độ cao USNS Millinocket, tàu cứu hộ USNS Salvor, một máy bay do thám P8-A Poseidon. Tàu USCGC Stratton là tàu chiến thứ hai được lực lượng tuần duyên Mỹ điều động tới vùng biển của Philippines trong vòng 6 tháng qua nhằm thay thế tàu tuần duyên USCGC Bertholf (WMSL-750). Tháng 5/2018, cảnh sát biển Philippines và Tuần duyên Mỹ cũng đã tiến hành tập trận gần bãi cạn Scarborough. Hải quân Mỹ cho biết, đây là động thái nhằm thách thức Trung Quốc tham vọng bành trướng ở Biển Đông.

Sama-Sama là cuộc diễn tập thường niên được Mỹ và Philippines tổ chức nhằm tăng cường khả năng tác chiến trên biển của hai nước. Cuộc diễn tập Sama-Sama năm nay đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản tham gia một sự kiện diễn tập hàng hải chung của Mỹ và Philippines. Ba nước tham gia lần này sẽ thực hiện các diễn tập về bảo vệ lực lượng trên biển, vô hiệu hoá thiết bị nổ, tác chiến chống phục kích trên cạn, trên không và theo dõi tàu đối phương. Năm 2019 cũng là năm đầu tiên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia diễn tập quân sự Talisman Sabre ở Australia hồi tháng 7.

Những năm qua thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược mang lại giá trị thương mại hơn 3,4 ngàn tỷ USD/năm. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Nhật Bản và Mỹ nhiều lần lên tiếng khẳng định duy trì “khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở cửa và tự do”. Mỹ còn thường xuyên điều động tàu thuyền tới Biển Đông để tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên tuyến đường biển chiến lược. Về phần mình, Trung Quốc không ít lần lên tiếng chỉ trích Mỹ cố tình làm thổi bùng căng thẳng ở Biển Đông bằng việc điều động tàu thuyền và máy bay áp sát những khu vực mà Bắc Kinh đang chiếm đóng trái phép. Về phần mình, Trung Quốc không ít lần lên tiếng chỉ trích Mỹ cố tình làm thổi bùng căng thẳng ở Biển Đông bằng việc điều động tàu thuyền và máy bay áp sát những khu vực mà Bắc Kinh đang chiếm đóng trái phép.

Malaysia nâng cấp hải quân nhằm đối phó với TQ ở Biển Đông

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia hôm 17/10 nhấn mạnh, Malaysia cần nâng cấp sức mạnh hải quân để đối phó với lực lượng hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah, Malaysia có thể gửi công hàm phản đối nếu một cường quốc xâm phạm lãnh thổ nước này, nhưng khi không có đủ năng lực hải quân và vũ khí thì Malaysia sẽ gặp bất lợi nếu xảy ra xung đột. Ông Saifuddin nhấn mạnh thêm, các loại vũ khí của hải quân Malaysia nên cố gắng được nâng cấp để sánh ngang với lực lượng hải cảnh Trung Quốc. Theo ông Saifuddin, lực lượng hải cảnh Trung Quốc xuất hiện gần như 24 giờ quanh bãi cạn Nam Luconia, thuộc bang Sarawak của Malaysia. “Các tàu hải quân của chúng ta trong lực lượng hải quân Hoàng gia Malaysia hiện nhỏ hơn so với các tàu thuyền của hải cảnh Trung Quốc. Dù chúng ta không muốn xung đột xảy ra, nhưng vũ khí của chúng ta cần được nâng cấp để có thể bảo vệ tốt hơn vùng biển của mình, trong trường hợp các nước lớn xung đột ở Biển Đông”, ông Saifuddin cho biết.

Malaysia từng là một trong những quốc gia lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Malaysia đã tránh công khai lớn tiếng với Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh đổ hàng tỷ USD vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Malaysia theo Sáng kiến Vành đai và Con đường. Bộ trưởng Ngoại giao Saifuddin cho biết, Malaysia sẽ tiếp tục duy trì quan điểm không quân sự hóa ở Biển Đông. Bên cạnh đó, Malaysia cho rằng, ASEAN cần có một phương án tập trung để hành xử với Trung Quốc và Mỹ. “Biển Đông không nên trở thành khu vực giao tranh giữa các nước”, ông Saifuddin nhấn mạnh.

RELATED ARTICLES

Tin mới