Thursday, March 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaHồng Công và Biển Đông: Hai chướng ngại lớn cho Đề cương...

Hồng Công và Biển Đông: Hai chướng ngại lớn cho Đề cương Quy hoạch phát triển “Khu vực Vịnh mở rộng” của TQ

Năm 2019, Trung Quốc đề ra Đề cương Quy hoạch phát triển “Khu vực Vịnh mở rộng” với tham vọng xây dựng một Khu vực Vịnh mở rộng làm hình mẫu cho sự phát triển chất lượng cao, bao gồm 2 đặc khu Macao, Hồng Công và 9 thành phố tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, khi tình hình Hồng Công đang trong khủng hoảng bế tắc và các yêu sách chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc bị các nước lên án, phản đối thì hiện tại và tương lai của quy hoạch này còn quá xa vời và mờ mịt.

Tham vọng xây dựng Khu vực vịnh Quảng Đông – Hồng Công – Macao mở rộng và mạng lưới truyền tải năng lượng của TQ

Từ tháng 2/2019, Trung Quốc đưa ra Đề cương Quy hoạch phát triển Khu vực vịnh Quảng Đông – Hồng Công – Macao mở rộng, nhằm xây dựng một Khu vực Vịnh mở rộng làm hình mẫu cho sự phát triển chất lượng cao bao gồm Khu hành chính đặc biệt Hồng Công, Khu hành chính đặc biệt Macao và 9 thành phố của tỉnh Quảng Đông là Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải, Phật Sơn, Huệ Châu, Đông Quản, Trung Sơn, Giang Môn, Triệu Khánh.

Theo đề cương này, Quy hoạch chia làm hai giai đoạn, ngắn hạn từ nay đến năm 2022 và dài hạn đến năm 2035. Giai đoạn ngắn hạn, Trung Quốc kỳ vọng về cơ bản sẽ hình thành khuôn dạng một khu vực vịnh đẳng cấp hàng đầu quốc tế và cụm thành phố đẳng cấp thế giới đầy sức sống và sáng tạo cao với cơ cấu công nghiệp tối ưu hóa, sự vận hành trôi chảy các nhân tố của sản xuất và môi trường sinh thái hài hòa. Giai đoạn dài hạn, khu vực này sẽ có một hệ thống kinh tế và mô hình phát triển chủ yếu thúc đẩy bởi sức đổi mới sáng tạo, với sức mạnh kinh tế và công nghệ tăng mạnh và sức cạnh tranh và ảnh hưởng quốc tế được tăng cường hơn nữa.

Trong Quy hoạch phát triển Khu vực Vịnh mở rộng, Trung Quốc còn đặt mục tiêu sẽ xây dựng hai mạng lưới truyền tải năng lượng, bao gồm một loạt các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên lớn ở Biển Đông, do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đảm trách. Theo tuyên bố của Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, CNOOC có kế hoạch xây dựng một loạt các mỏ dầu nước sâu ở phía đông Biển Đông trong vài năm tới. Tập đoàn này cũng sẽ phát triển mỏ khí nước sâu 100 tỉ m3 đầu tiên ở phía Tây Biển Đông, giúp tăng cường an ninh năng lượng của Trung Quốc và giúp đảm bảo nguồn cung cho nước này.

Hồng Công: mắt xích quan trọng trong Khu vực Vịnh mở rộng hiện đang chìm trong khủng hoảng, bất ổn

Các cuộc biểu tình của dân chúng tại Hồng Kông nhằm phản đối Dự luật dẫn độ về Trung Quốc của Chính quyền đã lan rộng và diễn biến phức tạp suốt từ tháng 4 đến nay và chưa có hồi kết, khiến tình hình đặc khu này luôn trong tình trạng bất ổn. Khi các cuộc biểu tình tiến triển, những người biểu tình đưa ra 5 yêu cầu chính đối với hành vi sai trái của cảnh sát và cải cách dân chủ đã bị đình trệ kể từ “Cách mạng Ô dù” năm 2014. Chính quyền trung ương Trung Quốc đã tuyên bố đó là “cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất tại Hồng Kông” kể từ khi chuyển giao vào năm 1997.

Các cuộc biểu tình đã tiếp diễn liên tục, leo thang thành các cuộc đối đầu ngày càng dữ dội, giữa cảnh sát, các nhà hoạt động, thành viên Hội Tam Hoàng, phe Kiến chế và cư dân địa phương. Các hành động của cảnh sát sau đó đã thu hút 1,7 triệu người biểu tình lên án sự tàn bạo của cảnh sát vào ngày 18/8. Trưởng Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải tuyên bố tàm dừng thông qua dự luận dẫn độ và sau đó là chính quyền lập pháp Hồng Công phải tuyên bố hủy bỏ dự luật này. Chưa dừng lại ở đó, người biểu tình đòi người đứng đầu Đặc khu phải từ chức và xa hơn có thể họ đang nhằm vào Trung Quốc.

Theo cuộc thăm dò được Đại học Hồng Kông tiến hành, 66% số người Hồng Công được hỏi đã phản đối dẫn độ người Hồng Công sang Đại lục để xét xử, 46% số người được hỏi có ý định di cư sang nước khác nếu dự luật dẫn độ được thông qua. Một cuộc khảo sát khác do Đại học Trung Hoa ở Hồng Kông thực hiện, người Hồng Kông tin rằng lãnh đạo Lâm Trịnh Nguyệt Nga, lực lượng cảnh sát và chính phủ Bắc Kinh là thủ phạm chính của cuộc khủng hoảng này. Như vậy, Đề cương Quy hoạch phát triển Khu vực vịnh Quảng Đông – Hồng Công – Macao mở rộng, nhằm xây dựng một Khu vực Vịnh mở rộng bao gồm Khu hành chính đặc biệt Hồng Công, Khu hành chính đặc biệt Macao và 9 thành phố của tỉnh Quảng Đông là Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải, Phật Sơn, Huệ Châu, Đông Quản, Trung Sơn, Giang Môn, Triệu Khánh nhưng nếu Hồng Công vẫn khủng hoảng như hiện nay thì Bắc Kinh khó có thể triển khai được ý định của mình.

Biển Đông: nơi công luận lên án và vạch trần mưu đồ của TQ

Trung Quốc từ lâu ngang nhiên tuyên bố chủ quyền theo “đường chín đoạn” ở hầu hết Biển Đông, vùng biển có vị trí địa kinh tế và địa chính trị quan trọng của thế giới; đồng thời cũng nằm trong tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp. Tuy nhiên, tháng 7/2016, Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển đã ra phán quyết bác bỏ hoàn toàn các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc theo “đường lưỡi bò”. Đến tháng 7/2019, Trung Quốc lại đưa tàu khảo sát xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở phía Nam Biển Đông và Vùng biển Tây Philipines và cả vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia. Hành động vi phạm luật pháp quốc tế đã bị dư luận quốc tế, khu vực lên án mạnh mẽ. Từ Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức, Canada, ASEAN… đều lên tiếng chỉ trích hành vi của Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi và có đầy đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là giải quyết hòa bình các tranh chấp, trong đó có Biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, nỗ lực để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Như vậy, với mục tiêu xây dựng hai mạng lưới truyền tải năng lượng, bao gồm một loạt các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên lớn ở Biển Đông theo Khu vực Vịnh mở rộng của Trung Quốc sẽ khó có thể thực hiện được khi các nước đều phản đối, chỉ trích.

RELATED ARTICLES

Tin mới