Thursday, April 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNga có thể đang muốn cạnh tranh ảnh hưởng với TQ khi...

Nga có thể đang muốn cạnh tranh ảnh hưởng với TQ khi Tổng thống Putin nhận lời sang thăm Philippines

Đang có nhiều dấu hiệu gần đây trong quan hệ giữa Manila và Matxcova cho thấy có thể Nga đang muốn cạnh tranh ảnh hưởng, lợi ích với Trung Quốc và Mỹ ở Philippines nói riêng và Biển Đông nói chung.

Chuyến thăm Nga của Tổng thống Philippines và lời mời gọi hợp tác dầu khí ở Biển Đông của Manila

Trong chuyến thăm Nga kéo dài 5 ngày, Tổng thống Philippines Duterte đã gây sự chú ý của dư luận khi đề nghị Tập đoàn dầu khí thuộc sở hữu nhà nước Rosneft tham gia vào các dự án hợp tác khai thác năng lượng ở Biển Đông. Trước cuộc họp của Tổng thống Duterte với các Giám đốc điều hành của Rosneft, Đại sứ Philippines tại Nga Carlos Soreta cũng cho rằng các Công ty năng lượng của Nga quan tâm đến hoạt động khai thác dầu khí ở Philippines và bất kỳ thỏa thuận nào với Nga đều không thể làm tổn hại quyền của Manila trong khu vực. “Họ đã sẵn sàng làm điều đó theo luật của chúng tôi. Họ không phải là một bên đưa yêu sách. Nếu họ đến, nó sẽ là sự công nhận đầy đủ các quyền chủ quyền của chúng tôi và quyền thăm dò khai thác của chúng tôi”, Đại sứ Philippines tại Nga Carlos Soreta thông tin cho báo chí biết.

Chuyến thăm Philippines lần đầu tiên trong vòng 40 năm qua của một vị Tổng thống Nga

Đại sứ Nga tại Philippines Igor Khovaev hôm 26/10 cho biết, Tổng thống Vladimir Putin đã chấp nhận lời mời tới thăm Philippines của Tổng thống Rodrigo Duterte với “sự cảm ơn”. Dù thời gian thực hiện chuyến thăm tới Manila của Tổng thống Putin chưa được ấn định, nhưng theo ông Khovaev, Nga sẽ “nỗ lực hết sức để sắp xếp chuyến thăm vào thời gian sớm nhất có thể”. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, khoảng thời gian Nga thông báo ông Putin nhận lời mời tới thăm Philippines lại có sự trùng hợp đặc biệt. Bởi nó diễn ra ngay trước thềm Cuộc họp lần thứ 5 về cơ chế hợp tác song phương liên quan hoạt động khai thác dầu khí chung ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines hôm 28/10. Nhân chuyến thăm tới Nga hồi tháng 9 vừa qua, ông Duterte đã mời công ty dầu khí quốc gia Nga Rosneft tham gia cùng khai thác khí đốt trong EEZ của Philippines. “Đây là một diễn biến mang tính lịch sử và đáng hoan nghênh”, cựu Đại sứ Philippines Lauro Baja cho hay. Theo ông Baja, chưa một Tổng thống Nga nào tới thăm Philippines trong suốt khoảng thời gian hơn 40 năm ông này công tác ở Bộ Ngoại giao Philippines.

Về nhận định Nga muốn cạnh tranh với Trung Quốc, các ý kiến chuyên gia cho rằng Philippines từng không được Nga quan tâm, nhưng giờ Nga đã nhận ra được tầm quan trọng chiến lược của Philippines về mặt chính trị khu vực. Nga cũng biết rằng Trung Quốc đã để mắt tới Philippines và có thể triển khai một số dự án tại quốc gia này. Về cái gọi là đồng minh, Trung Quốc và Nga vẫn là những đối thủ cạnh tranh gay gắt về tầm ảnh hưởng và lợi ích. Nga có ý tưởng như bán vũ khí và thúc đẩy các thỏa thuận kỹ thuật. Đây là những diễn biến tuyệt vời nhưng vẫn còn quá sớm để nói được điều gì. Song điều quan trọng là Tổng thống Duterte đã gửi lời mời và Tổng thống Putin đã chấp nhận.

Vai trò của các công ty dầu khí Nga ở Biển Đông đã được chú ý kể từ tháng 7 vừa qua khi Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát hải dương 8 xâm phạm chủ quyền Việt Nam trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế ở phía Nam Biển Đông. Nhóm tàu Trung Quốc đã tìm cách ngăn cả, quẫy nhiễu hoạt động của giàn khoan dầu Việt Nam và Rosneft gần Bãi Tư Chính. Đây là khu vực nằm hoàn toàn trong vùng thềm lục địa của Việt Nam được pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) thừa nhận, không có bất kỳ tranh chấp nào với các nước. Và hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc quanh Bãi Tư Chính của Việt Namm hiện nay có thể chỉ đơn thuần là dấu hiểu của Trung Quốc muốn nói rằng Bắc Kinh đang theo dõi những gì mà Nga đang làm ở khu vực.

Về nhận định Nga muốn cạnh tranh với Mỹ, giới chuyên gia cho rằng, Mỹ sẽ tỏ ra quan ngại nếu mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Philippines liên quan tới các nền tảng quân sự bởi nó sẽ đối lập với nền tảng và học thuyết chung mà Mỹ và Philippines hay những đối tác an ninh lớn của Washington là Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng. Mỹ sẽ lo ngại về việc bất cứ thương vụ hay hợp tác nào giữa Nga và Philippines đe dọa tới an ninh thông tin và hợp tác tình báo giữa Mỹ và Philippines. Và cuối cùng, nếu Philippines mua vũ khí của Nga, Mỹ sẽ phải áp đặt lệnh trừng phạt với Manila. Nga đề nghị giúp Philippines tự sản xuất vũ khí phục vụ lực lượng quốc gia và xuất khẩu bằng chính công nghệ của Nga. Theo ông Max Montero, nhà tham vấn an ninh người Philippines ở Australia cho hay, đề xuất của Nga giống như “cú đánh mạnh vào Mỹ”. “Thử tưởng tượng một đồng minh lâu năm và vững mạnh của Mỹ lại trở thành một trung tâm sản xuất vũ khí của Nga. Điều này càng xấu hơn, nếu các lực lượng vũ trang Philippines mua vũ khí của Nga”, ông Montero nói. Cũng theo ông Montero, “làm suy yếu liên minh của Mỹ ở châu Á sẽ mang lại lợi ích cho Nga bởi Mỹ hiện là một trong những đối thủ lớn cạnh tranh doanh số bán vũ khí và địa chính trị với Nga”. Ngoài ra, theo ông Montero, Philippines sẽ được hưởng lợi từ thỏa thuận với Nga bởi Manila đang “lạc hậu về công nghệ quốc phòng”. Ông Montero cũng nhấn mạnh, việc các lực lượng vũ trang Philippines tiếp tục mua vũ khí của Mỹ và tiếp nhận các vũ khí Mỹ như một khoản trợ cấp thì khả năng vũ khí Nga vẫn “chưa có cửa” ở Philippines.

Vị thế của Nga ở Đông Nam Á và Biển Đông hiện nay

Hiện nay, Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực địa chính trị, địa quân sự, địa kinh tế quan trọng bậc nhất của thế giới với sự gia tăng ảnh hưởng chính trị, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ấn tượng vượt xa mức trung bình toàn cầu, với vai trò hàng đầu trong sự liên kếtlực lượng mới đang nổi lênở khu vực. Những yếu tố đó khiến Đông Nam Á trở thành “vùng đệm” vô cùng quan trọng trong chiến lược kiềm chế lẫn nhau, lan tỏa ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình Dương của hàng loạt nước lớn. Do vậy, sự trở lại Đông Nam Á của Nga là một tất yếu chiến lược, có tác động đa chiều và trực tiếp tới cục diện khu vực.

Trong lĩnh vực kinh tế – thương mại, Nga, ASEAN đã thỏa thuận và thực thi chính sách khuyến khích các công ty của Nga, của các nước thành viên ASEAN cùng tham gia đầu tư vào các dự án lớn, các lĩnh vực sản xuất thiết bị công nghệ cao, chế tạo cơ khí, chế tạo thiết bị xe hơi, xây dựng đường giao thông, kỹ thuật nông nghiệp, các thiết bị điện tử… Những lĩnh vực hợp tác quan trọng, then chốt của Nga với ASEAN là năng lượng, vận tải hàng không và vũ trụ. Tuy nhiên, hợp tác kinh tế – thương mại của Nga với các nước ASEAN trong so sánh với hợp tác chính trị – an ninh, quốc phòng còn khá khiêm tốn.

Trong khi đó, Nga hiện có nguy cơ bị cô lập vì ngay cả Trung Quốc cũng muốn tìm mảnh đất cho riêng mình để hội nhập vào quan điểm “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” và tránh cuộc xung đột giữa các cường quốc lục địa và cường quốc biển nảy sinh từ sự đụng độ giữa “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” và “Vành đai và Con đường”. Trong vấn đề Biển Đông, tiếng nói của Nga còn quá hạn chế, do nước này thường có lập trường ủng hộ các hành động của Trung Quốc. Năm 2016, Nga cũng là nước tuyên bố phản đối Phán quyết của Toà Trọng tài thường trực trong vụ kiện yêu sách đường lưỡi bò giữa Philippines và Trung Quốc. Các quan chức Nga, cũng như giới lãnh đạo của Rosneft và Gazprom, hai công ty năng lượng hàng đầu có các dự án chung với Việt Nam, rất kín tiếng về hoạt động của họ tại các khu vực ngoài khơi của Việt Nam. Nga có lợi ích rõ ràng ở Biển Đông, song khó có khả năng Nga chấp nhận xung đột với Trung Quốc để mở rộng hoạt động và hiện diện ở vùng biển này. Điều này giải thích cách Nga thể hiện tiếng nói hạn chế trong vấn đề này suốt những năm qua

Trong khi đó, hợp tác hải quân đang là một trong những lĩnh vực được Nga và Philippines chú trọng. Hồi tháng 3, Nga và Philippines đã thảo luận ký kết một thỏa thuận hải quân mới và các chiến hạm của hai nước cũng đã tới thăm nhau trong năm nay. Trong đó, các tàu hải quân Philippines đã thực hiện chuyến thăm lần đầu tiên tới Nga hồi tháng 10, còn 3 tàu của Nga cũng đã hạ neo ở Philippines trong chuyến thăm hồi đầu năm. Nga hiện là nhà cung cấp vũ khí số 1 của khu vực Đông Nam Á và là nhà xuất khẩu vũ khí thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Đông Nam Á đã mua số vũ khí trị giá 6,6 tỷ USD của Nga trong năm 2010 – 2017. Con số này chiếm hơn 12% doanh thu bán vũ khí của Nga.

Nhìn chung, cặp quan hệ Nga – Philippines trong thời gia tới sẽ là một nhân tố có nhiều tác động đến tình hình khu vực cũng như tính toán chiến lược của các nước. Kết quả và tác động cụ thể sẽ thể hiện rõ khi Tổng thống Nga đặt chân tới Manila và bàn thảo với Lãnh đạo Philippines.

RELATED ARTICLES

Tin mới