Friday, April 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTruyền thông quốc tế tẩy chay bộ phim “Abominable” vì có chứa...

Truyền thông quốc tế tẩy chay bộ phim “Abominable” vì có chứa bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp của TQ

Không lâu sau khi có thông tin bộ phim “Abominable” (“Everest: Người Tuyết bé nhỏ”), một sản phẩm hợp tác giữa DreamWorks Animation của Mỹ và Pearl Studio của Trung Quốc có lồng ghép, sử dụng hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp của Bắc Kinh, dư luận đã phản ứng mạnh mẽ, trong đó nhiều nước đã quyết định cấm lưu hành bộ phim này.

“Everest: Người tuyết bé nhỏ” (Abominable) là sản phẩm hợp tác giữa DreamWorks Animation (Mỹ) và Pearl Studio (Trung Quốc). Bộ phim phát hành ngày 27/9 ở Mỹ và 1/10 ở Trung Quốc. Phim xoay quanh nhóm bạn của cô bé Yi và Người tuyết Yeti. Bộ phim khai thác thể loại hoạt hình phiêu lưu đang được giới trẻ, đặc biệt là trẻ em yêu thích.

Theo tờ “The Guardian” của Anh, tại Việt Nam người xem đã phát hiện trên tấm bản đồ hành trình “đi dọc Trung Quốc” của Yi, có “đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn”, một ranh giới “hình chữ U” do Trung Quốc đơn phương vẽ ra và tuyên bố đòi chủ quyền với diện tích gần như toàn bộ Biển Đông. Tối 13/10, sau 10 ngày công chiếu, bộ phim đã bị rút khỏi các rạp do bị người xem phản đối và tẩy chay.

Sau đó, truyền thông Philippines cũng đồng loạt lên án, tẩy chay bộ phim. Nhiều tờ báo trích phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao nước này Teodoro Locsin, trong đó yêu cầu cắt cảnh “đường lưỡi bò” ra khỏi phim và kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của DreamWorks trên toàn cầu. Theo ông, việc này “thể hiện sự bất mãn tốt hơn so với việc đưa ra lệnh cấm”. Nhiều bài báo nhắc lại việc Toà Trọng tài thường trực hồi năm 2016 đã ra Phán quyết bác bỏ hoàn toàn tính pháp lý của bản đồ “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đưa ra nhằm đòi hỏi chủ quyền với hầu hết Biển Đông, trong đó bao hàm cả vùng biển các nước như Philippines, Việt Nam, Malaysia. Nhân vụ việc này, truyền thống các nước đã có nhiều bài viết chỉ trích, lên án những hành động của Trung Quốc nhằm theo đuổi yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Tại Malaysia, báo chí nước này đều quyết định gỡ các đường link về bộ phim này. Theo ông Mohamad Zamberi Abdul Aziz, Chủ tịch Hội đồng Kiểm duyệt phim Malaysia cho biết bộ phim “Người tuyết bé nhỏ vẫn được cấp phép chiếu với điều kiện phải cắt bỏ cảnh chứa bản đồ hình lưỡi bò gây tranh cãi”. Phim dự kiến ra rạp Malaysia ngày 7/11. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất thì phía nhà sản xuất đã không đồng ý cắt bỏ cảnh chứa bản đồ hình lưỡi bò, vì vậy rất nhiều khả năng bộ phim này sẽ bị dừng vĩnh viễn tại Malaysia. Trong khi đó, người dân Malaysia và giới giải trí cũng đã rất tức giận với các nhà sản xuất vì đã sử dụng bản đồ “đường lưỡi bò” lồng ghép trong phim, cho rằng đây là vụ việc có chủ ý và nhằm lợi dụng phim ảnh để đưa thông tin sai lệch về vấn đề chủ quyền, vốn đang rất nhạy cảm.

Cũng giống một số bộ phim giải trí trước đây như “Điệp vụ Biển Đỏ”, sau toàn bộ nội dung bộ phim nhằm quảng bá về hình ảnh quân đội Trung Quốc ở nước ngoài, đến phần kết thúc phim, các nhà làm phim Trung Quốc đã lồng ghép tinh vi cảnh tàu Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà hoàn toàn không ăn nhập gì với toàn bộ nội dung trước đó. Một số ý kiến nhận định những vụ việc này cho thấy Trung Quốc đang tiến hành tuyên truyền trên diện rộng về bản đồ “đường lưỡi bò” nhằm thách thức công luận, đồng thời bác bỏ Phán quyết của Toà Trọng tài thường trực. Nguy hiểm hơn, nó còn tạo ra những nhận thức không chính xác, sai lệch trong giới trẻ về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông theo hướng lái của Bắc Kinh. Báo chí các nước khuyến cáo cơ quan chức năng các nước và người xem cần ảnh giác và sàng lọc kỹ nội dung các văn hoá phẩm hiện nay có liên quan đến Trung Quốc để tránh các vụ việc tương tự như hai bộ phim trên. Đồng thời, trong các diễn đàn song phương và đa phương, chính phủ các nước cần đưa nội dung này vào bàn thảo để vạch trần ý đồ, thủ đoạn của Trung Quốc, vì đây không còn đơn thuần là vấn đề văn hoá giải trí nữa, mà đã được Trung Quốc chính trị hoá nhằm phục vụ có chủ ý của nước này.

RELATED ARTICLES

Tin mới