Friday, March 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaHợp tác quốc phòng, an ninh giữa Việt Nam và Liên hiệp...

Hợp tác quốc phòng, an ninh giữa Việt Nam và Liên hiệp Châu Âu có ý nghĩa gì?

Ngày 17/10/2019, tại Brussels (Bỉ), Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng bà Federica Mogherini, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Đại diện cấp cao của EU về Chính sách đối ngoại và an ninh đã ký Hiệp định thiết lập khuôn khổ tham gia của Việt Nam vào các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU (FPA).

Nội dung Hiệp định FTA giữa Việt Nam và EU được hai bên hoàn tất trong chuyến công du Việt Nam của bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao của Liên hiệp châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh từ ngày 03 đến 05/08/2019. Sau đó Hiệp định FTA được hai bên tích cực hoàn thiện thủ tục nội bộ để ký kết nhân dịp ông Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam sang Brussels.

Với tư cách là một khối, Liên hiệp châu Âu trở thành đối tác hợp tác quốc phòng an ninh đầu tiên của Việt Nam. Hiệp định FPA là hiệp định khung thiết lập quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai bên, thể hiện cam kết chính trị, tạo cơ sở để ký các thỏa thuận triển khai hợp tác cụ thể ở những nội dung hai bên thống nhất.

Hiệp định FPA mở đường để Việt Nam có thể tham gia vào các hoạt động quản lý khủng hoảng mang tính chất nhân đạo, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, trong đó nguyên tắc quan trọng nhất là toàn quyền lựa chọn lĩnh vực, mức độ tham gia phù hợp với chính sách đối ngoại, nhu cầu và khả năng của mình.

Theo các nguyên tắc của Hiệp định FPA, các lĩnh vực mà Việt Nam chọn để hợp tác với Liên hiệp châu Âu là: Thiết lập đối thoại chính sách quốc phòng với Cơ quan Hành động đối ngoại Liên hiệp châu Âu, đào tạo, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và khắc phục hậu quả chiến tranh. Còn đối với Liên hiệp châu Âu, việc ký hiệp định FPA là nhằm thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho Liên hiệp châu Âu trong việc tăng cường hợp tác với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đến nay, tính luôn cả Việt Nam Liên hiệp châu Âu đã ký FPA với 19 quốc gia. Việt Nam là nước thứ hai ở châu Á, sau Hàn Quốc, và là quốc gia đầu tiên của ASEAN ký hiệp định này. Hiệp định FPA đánh dấu một bước phát triển mới giữa Bruxelles với Hà Nội.

Năm 2012, Liên hiệp châu Âu ký với Việt Nam Hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện, có hiệu lực từ năm 2016, nhằm mở rộng hợp tác song phương ra nhiều lĩnh vực. Thỏa thuận quốc phòng này nằm trong loạt thỏa thuận giúp Liên hiệp châu Âu và Việt Nam xích lại gần nhau. Thỏa thuận quan trọng nhất dĩ nhiên là Hiệp định Tự do Thương mại (EVFTA), sau 9 năm đàm phán giữa Hà Nội và Bruxelles, đã được kí vào tháng 06/2019 và đang chờ được Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn.

Điều này cho thấy Liên hiệp châu Âu mạnh mẽ tỏ rõ ý chí củng cố hoạt động trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương, và đặc biệt hơn là với một số nước đối tác trong vùng. Từ thỏa thuận chính trị, kinh tế, văn hóa, đến những thỏa thuận về hợp tác an ninh quốc phòng được đặt chung thành một khối và nhằm chứng tỏ sự hợp tác giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam đã đến thời điểm chín muồi để có bước tiến xa hơn.

Nhằm khẳng định và tăng cường hiện diện ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương Liên hiệp châu Âu đã kí thỏa thuận tương tự với ba nước, New Zealand, Úc, Hàn Quốc và lần này là với Việt Nam. Liên hiệp châu Âu luôn muốn có tiếng nói trọng lượng và đóng vai trò trong những vấn đề an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay, tham vọng của Bruxelles được củng cố thông qua Diễn đàn Khu vực ASEAN, mà theo quan điểm của Bruxelles có rất nhiều mục tiêu lớn, rõ nét.

Việc Liên hiệp châu Âu chọn Việt Nam là nước đầu tiên để ký Hiệp định FPA thể hiện rõ sự coi trọng đối với Việt Nam. Việt Nam sắp giữ nhiều chức vụ quan trọng trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Năm 2020, Việt Nam sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN, cũng như chức thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Để gia tăng ảnh hưởng trong vùng Đông Nam Á, Liên hiệp châu Âu cần đến sự ủng hộ của quốc gia có sức ảnh hưởng trong các hồ sơ.

Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động quân sự hóa và xâm lấn, bắt nạt, uy hiếp các nước láng giềng ven Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế nhằm mục tiêu khống chế, độc chiếm Biển Đông. Các nước EU luôn đề cao thượng tôn pháp luật và có lợi ích lớn trong việc duy trì tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Một số nhà phân tích cho rằng những hành động hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông đã thôi thúc EU ký Hiệp định FPA với Việt Nam; việc EU chọn Việt Nam là nước đầu tiên ký Hiệp định này bởi vì Việt Nam là nước có vai trò và kiên định nhất trong đấu tranh với các hoạt động vi phạm của Trung Quốc.

Liên quan đến việc tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 và nhiều tàu chấp pháp Trung Quốc tiến hành các hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam từ đầu tháng 7/2019, EU bày tỏ thái độ phản đới rất kịp thời:

(i) Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 8/2019 (giữa lúc Trung Quốc cho nhóm tàu Hải Dương 08 xâm phạm vùng biển của Việt Nam), bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao của Liên hiệp châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về những diễn biển căng thẳng ở Biển Đông, yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

(ii) Ngày 28/8/2019, Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu phụ trách vấn đề ngoại giao và chính sách an ninh Maja Kocijancic vừa ra tuyên bố về diễn biến trên Biển Đông. Tuyên bố nêu rõ, EU cam kết trật tự pháp lý trên các vùng biển và đại dương dựa trên luật pháp quốc tế, an ninh và hợp tác hàng hải, cũng như tự do hàng hải và hàng không vì lợi ích của tất cả các quốc gia; kêu gọi tất cả các bên trong khu vực là tự kiềm chế, thực hiện các bước cụ thể để trở lại nguyên trạng, tránh quân sự hóa khu vực và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).

(iii) Ngay trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch sau lễ ký kết Hiệp định tại Brussels, bà Federica Mogherini cũng đã bày tỏ mối quan ngại của Liên hiệp châu Âu về tình hình phức tạp ở Biển Đông hiện nay, kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Các nhà phân tích cho rằng hợp tác quốc phòng Viêt Nam – EU là cột mốc quan trọng giúp tăng cường nền quốc phòng Việt Nam. Nếu việc triển khai hợp tác theo Hiệp định FPA đi vào thực chất sẽ giúp ích rất lớn cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực quốc phòng cũng như bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của Việt Nam.

Trong bối cảnh Trung Quốc cho tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 và nhiều tàu chấp pháp xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, việc ký kết Hiệp định FPA thể hiện sự ủng hộ của EU đối với Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ quyền chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Đây là một yếu tố hết sức thuận lợi để Việt Nam tranh thủ EU trong việc đối chọi với Trung Quốc ở Biển Đông.

Hiệp định FPA vừa ký là cơ sở quan trọng để từng nước EU tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng với Việt Nam. Trong năm 2020 Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và đảm đương vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ là cơ hội để Việt Nam triển khai mạnh mẽ quan hệ các mặt với EU, cũng như phát huy vai trò trong việc tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng giữa ASEAN với EU. Sự tăng cường hiện diện của EU sẽ là nhân tố rất quan trọng để ngăn chặn việc Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” của họ, duy trì một trật tự dựa trên pháp luật ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới