Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTàu cẩu Lam Kinh vào sát đường cơ sở của Việt Nam:...

Tàu cẩu Lam Kinh vào sát đường cơ sở của Việt Nam: Âm mưu nham hiểm của TQ

Cùng với việc đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 hoạt động trái phép trong EEZ của Việt Nam, Bắc Kinh còn điều tàu Lam Kinh di chuyển trong lãnh hải Việt Nam, chỉ cách đường cơ sở 11 hải lý.

Sơ đồ đường đi của tàu Lam Kình từ ngày 5/8 tới ngày 3/9/2019.

Tàu Lam Kình là một trong những chiếc tàu cẩu lớn nhất thế giới và hoạt động được ở khu vực nước sâu, thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Tàu Lam Kình dài 239 mét, rộng 50 mét, có cần cẩu chính với sức nâng 7.500 tấn, cẩu phụ 4.000 tấn, một móc 1.600 tấn, có thể nâng hạ những thiết bị siêu nặng và giàn khoan. Lam Kình đã tham gia nhiều dự án lớn, lắp đặt giàn khoan dầu lớn nhất thế giới, đặt đường dẫn dầu cũng như lắp đặt các cấu trúc ngoài khơi.

Theo thông tin trên, tàu Lam Kinh (5/8) khởi hành từ Trạm Giang, sau khi đi một vòng qua Hải Nam vào cảng Bắc Hải ở Quảng Tây, tiến về phía Nam và vào gần bờ biển Việt Nam từ ngày 1/9. Vào lúc 9h42′ ngày 3/9 (giờ Việt Nam), tàu có mặt ở toạ độ 14.935 – 109.395. Vị trí này nằm hoàn toàn trong lãnh hải Việt Nam, cách đường cơ sở chỉ 11 hải lý, cách đảo Lý Sơn 30 hải lý về phía Nam. Đây là khu vực có các lô dầu 119, 120 và ở phía Nam là lô dầu 118, nơi có dự án Cá Voi Xanh mà Việt Nam hợp tác với tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Mỹ.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu an ninh và chính trị khu vực của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS có trụ sở ở Singapore nhận định, vị trí di chuyển của tàu Lam Kình là trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), chứ không phải bên trong lãnh hải (trong vòng 12 hải lý); việc tàu Lam Kình chạy lung tung quanh Hải Nam rồi chạy xuống phía dưới vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng đến bây giờ chưa thể nói được là nó vi phạm điều gì cả vì nó có quyền đi lại mà không gây hại, nó có đi thẳng đi cong như thế nào thì Cảnh sát biển của Việt Nam thì vẫn đi theo. Nhiều khả năng nó đang chạy vào vùng có bão nên nó chạy xuống dưới, các lô từ 118 đến 130 và nếu xuống tới đó mà nó làm cái gì thì lúc đó mình hẳn nói nên giờ chưa có gì đáng lo cả. Trong khi đó, có ý kiến cho rằng, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) cho phép tàu nước ngoài đi qua vô hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển. Sơ đồ đường đi của một chiếc tàu chỉ đi qua thường là một đường thẳng. Tuy nhiên sơ đồ đường đi của tàu Lam Kình từ ngày 1/9 tới nay không cho thấy như vậy. Mặt khác, theo tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, đây cũng là khu vực đang có bão cấp 7-8. Do đó, khả năng tàu Lam Kình hiện diện trong lãnh hải Việt Nam vì một dự án hợp tác nào đó với Việt Nam là rất khó xảy ra. Cũng rất có thể tàu chỉ đang trên đường tới đâu đó và đang bị mắc bão ở vùng biển Việt Nam. Được biết tàu Lam Kình có các dự án hợp tác với Brunei và Malaysia. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ khả năng xấu nhất, tàu Lam Kình có hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển Việt Nam.

Bình luận trên Twitt này, ông Greg Poling – Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á viết: “Đó có vẻ là nằm trong Lô 120 mà công ty Eni của Italia và công ty KrisEnergy đang hoạt động (trong đó công ty Eni là bên vận hành). Họ đã thử một giếng sản xuất năm ngoái nhưng nó đã cạn. Liệu có phải họ hợp đồng với COOEC – chủ sở hữu của tàu Lam Kình, để thử khoan lại. Kris đã hợp tác với COOEC trước đó”. Trong khi đó, trang South China News cũng xác nhận tàu Lam Kình đã xuất hiện trong vùng biển của Việt Nam hôm thứ Ba 3/9. Nguồn tin dự đoán rằng có thể Bắc Kinh đang chuẩn bị đưa một giàn khoan đến hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Nếu dự đoán này đúng thì đụng độ khó có thể tranh khỏi. Tuy nhiên trong Twitt mới nhất của South China Sea News, trang này viết: “Một nguồn tin độc lập quen thuộc với công nghệ khoan dầu và các dự án dầu khí ở Việt Nam đã nói với chúng tôi rằng gần đây không có dự án nào ở Việt Nam cần đến loại tàu cẩu như vậy. Vậy sự hiện diện của tàu Lam Kình quá gần bờ biển Việt Nam như vậy có thể không phải là để phục vụ cho một hợp đồng nào”.

Được biết, thông tin tàu Lam Kinh đi vào sâu trong lãnh hải Việt Nam trong bối cảnh Mỹ – ASEAN (2-6/9) tiến hành diễn tập hải quân trên Biển; Philippines, Việt Nam và Brunei cũng đang phối hợp tập trận trên Biển Đông. Vụ việc trên sẽ khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng hơn. Để đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực và góp phần giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Trung Quốc cần chấm dứt ngay lập tức các hoạt động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông, tuân thủ nghiêm tục các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS.

RELATED ARTICLES

Tin mới