Friday, March 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaDiễn đàn quốc tế về Pháp quyền TQ: Thúc đẩy Sáng kiến...

Diễn đàn quốc tế về Pháp quyền TQ: Thúc đẩy Sáng kiến “Vành đai, Con đường”

Ngày 10/11, Diễn đàn quốc tế về Pháp quyền Trung Quốc năm 2019 đã khai mạc tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi thư mừng tới Diễn đàn.

Diễn đàn Quốc tế về Pháp quyền Trung Quốc năm 2019 do Viện Nghiên cứu Luật học Trung Quốc tổ chức, hơn 400 đại diện đến từ Trung Quốc và hơn 40 nước trên dọc “Vành đai, Con đường” cũng như 4 tổ chức quốc tế tới dự. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội Luật học Trung Quốc Vương Thần tham dự Diễn đàn, đọc thư mừng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và có bài phát biểu.

Ông Vương Thần nêu rõ, thư mừng của Chủ tịch Tập Cận Bình đã giải thích sâu sắc về vai trò nền tảng và bảo đảm của pháp quyền đối với việc cùng xây dựng “Một vành đai, một con đường”, thể hiện đầy đủ nguyện vọng chân thành của Trung Quốc cùng với cộng đồng quốc tế tạo dựng môi trường pháp quyền tốt, mang lại hạnh phúc nhiều hơn cho nhân dân các nước, có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với việc tăng cường hợp tác quốc tế về pháp quyền, thúc đẩy cùng xây dựng “Vành đai, Con đường”. Trong thư mừng, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ, thúc đẩy chung tay xây dựng “Vành đai, Con đường” đòi hỏi bảo đảm bằng pháp quyền. Mong mọi người tăng cường giao lưu, thúc đẩy đạt được nhận thức chung xoay quanh chủ đề “Sâu sắc hợp tác quốc tế pháp quyền của Trung Quốc, phục vụ chung tay xây dựng ‘Vành đai, Con đường’ ”, tích cực thúc đẩy phát triển và hoàn thiện chế độ pháp lý liên quan, khiến pháp quyền phát huy vai trò tốt hơn trong tiến trình chung tay xây dựng “Vành đai, Con đường”.

Được biết, từ khi triển khai Sáng kiến “Vành đai, Con đường”, Trung Quốc luôn tuyên truyền rằng Sáng kiến nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng quốc tế và Bắc Kinh tuyệt đối tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế hiện hành: (1) Trung Quốc kêu gọi duy trì trật tự trên biển quốc tế hiện tại và tôn trọng các khái niệm đa dạng về phát triển biển của các quốc gia dọc Con đường. Mối quan tâm của tất cả các bên liên quan sẽ được đáp ứng, sự khác biệt sẽ được thu hẹp và tìm kiếm nền tảng chung. (2) Trung Quốc chủ trương mở cửa thị trường hơn nữa, nâng cao môi trường đầu tư, xóa bỏ các rào cản thương mại và thúc đẩy đầu tư, thương mại. Trung Quốc tìm kiếm sự tin tưởng lẫn nhau về mặt chính trị, đẩy mạnh đối thoại giữa các nền văn minh, thúc đẩy sự phát triển toàn diện và cùng tồn tại hài hòa. (3) Trung Quốc tuân thủ luật lệ thị trường và các định chế quốc tế, phát huy vai trò chính của doanh nghiệp. Trung Quốc khuyến khích sự ra đời của các đối tác thành viên và thúc đẩy sự tham gia rộng rãi của chính phủ, các tổ chức quốc tế, xã hội dân sự và các chủ thể công nghiệp và thương mại trong hợp tác trên biển. (4) Trung Quốc tôn trọng ý chí của các quốc gia dọc tuyến đường, cân nhắc lợi ích của tất cả các bên và phát huy lợi thế so sánh của họ. Trung Quốc sẽ cùng đưa ra kế hoạch, phát triển cùng nhau và chia sẻ thành quả hợp tác. Trung Quốc giúp đỡ các nước đang phát triển xóa bỏ đói nghèo và cùng thúc đẩy cộng đồng cùng chung vận mệnh. (5) Trung Quốc khuyến khích các nước dọc Con đường phối hợp chiến lược, tăng cường hợp tác thực chất và cùng xây dựng kênh vận chuyển trên biển hiệu quả, an toàn và không bị cản trở. Trung Quốc sẽ xây dựng nền tảng hợp tác trên biển và phát triển “đối tác xanh”, theo đuổi Con đường hài hòa giữa con người và đại dương, với đặc trưng bởi phát triển xanh, phát triển kinh tế biển, an ninh biển, tăng trưởng sáng tạo và quản trị chung. (6) Trung Quốc khẳng định sẽ làm sâu sắc hợp tác trên biển bằng việc thúc đẩy các mối liên kết gần gũi hơn với các quốc gia dọc tuyến đường thông qua Vành đai kinh tế trên biển ở Trung Quốc. Hợp tác trên biển sẽ tập trung vào xây dựng Hành lang kinh tế Trung Quốc – Ấn Độ Dương – châu Phi và Địa Trung Hải thông qua kết nối hành lang kinh tế Trung Quốc – Bán đảo Đông Dương, chạy về phía Tây từ Biển Đông tới Ấn Độ Dương, và kết nối với Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), và Hành lang kinh tế Bangladesh – Trung Quốc – Ấn Độ – Myanmar (BCIM-EC). Các nỗ lực này được triển khai đồng thời với việc xây dựng một Hành lang kinh tế xanh Trung Quốc – châu Đại Dương – Nam Thái Bình Dương, chạy về phía Nam từ Biển Đông tới Thái Bình Dương. Một Con đường kinh tế xanh nữa cũng được thúc đẩy từ châu Âu qua Bắc Băng Dương.

Để thực hiện Sáng kiến trên, Trung Quốc đã triển khai nhiều kế hoạch, chính sách liên quan. Chính phủ Trung Quốc tích cực tìm kiếm khả năng hợp tác biển với các quốc gia dọc theo trục Con đường, cụ thể: Trung Quốc ký kết các thoả thuận, biên bản ghi nhớ (MOU) và tuyên bố chung ở cấp liên chính phủ về hợp tác biển với các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Ấn Độ, Pakistan, Maldives và Nam Phi. Trung Quốc cũng nỗ lực để đồng bộ hoá chiến lược và xây dựng quan hệ đối tác sâu rộng với các quốc gia dọc theo trục Con đường. Chính phủ Trung Quốc cũng huy động nguồn lực trong nước và thiết lập các “Quỹ hợp tác biển Trung Quốc – ASEAN” và “Quỹ hợp tác biển Trung Quốc – Indonesia”. Trung Quốc cũng tiến hành “Chương trình khung hợp tác quốc tế về Biển Đông và các đại dương gần kề Biển Đông”. Đồng thời, “Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á” (AIIB) và “Quỹ Con đường tơ lụa” cung cấp nguồn vốn hỗ trợ cho nhiều chương trình hợp tác biển lớn. Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích mở rộng các khu vực kinh tế như Vành đai Bột Hải, Đồng bằng sông Dương Tử, Bờ phía Tây eo biển Đài Loan, Đồng bằng sông Châu Giang và các thành phố cảng biển Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ tỉnh Phúc Kiến trở thành địa bàn trọng yếu của “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21” và thúc đẩy phát triển Khu vực phát triển kinh tế biển Chiết Giang, Khu vực thí điểm kinh tế biển Phúc Kiến, khu vực quần đảo Châu Sơn.

RELATED ARTICLES

Tin mới