Friday, April 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaCảnh báo đỏ của Australia: Đại học TQ hợp tác với giới...

Cảnh báo đỏ của Australia: Đại học TQ hợp tác với giới tình báo quân đội

Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) đã công bố báo cáo cho biết 115 trường đại học Trung Quốc được cho là có các mối liên hệ với quân đội Trung Quốc. Do vậy, các trường đại học Australia được khuyến cáo không nên hợp tác với các trường này.

Theo báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI), việc hợp tác với các trường đại học Trung Quốc có thể bị tác động bởi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hoặc các cơ quan an ninh vì mục đích quân sự, nhân quyền hoặc giám sát. Hiện có 115 trường đại học Trung Quốc được cho là có các mối liên hệ với quân đội Trung Quốc. Do vậy, các trường đại học Australia không nên hợp tác với các trường này.

Giới chuyên gia của ASPI cho biết, kể từ năm 2005, hơn 2.500 nhà khoa học và các kỹ sư quân sự Trung Quốc có liên hệ với quân đội nước này đã tới làm việc ở Anh, Mỹ, Australia. Các nhà khoa học làm việc trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược và mới nổi như vật lý lượng tử, xử lý tín hiệu, mật mã, công nghệ định vị và phương tiện tự điều khiển. Theo báo cáo của ASPI, các “du học sinh” này được che giấu thân phận tới từ các cơ quan nghiên cứu quân sự tại Trung Quốc và trong hồ sơ cho thấy có quan hệ với các trường đại học dân sự, viện nghiên cứu ở Trung Quốc, một số trong đó thậm chí còn không tồn tại. Chuyên gia Joske của ASPI mô tả phương thức mới này của Bắc Kinh là một sự tấn công quân sự học thuật giúp Bắc Kinh lấy được thông tin về các vũ khí nhạy cảm và nghiên cứu truyền thông từ nước ngoài như một cách làm tổn hại tới lợi ích chiến lược của phương Tây; đồng thời khẳng định gần như tất các nhà khoa học quân sự được quân đội gửi ra nước ngoài đều là thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ thường về nước đúng hạn thay vì nán lại ở quốc gia du học. 

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước tiếp tục bị đẩy lên cao khi hãng tin Reuters (25/11) đưa tin, Tổ chức Tình báo An ninh Australia (ASIO) cho biết đang điều tra nghi vấn Trung Quốc tìm cách gài gián điệp vào quốc hội nước này. Tình báo Australia xác định rằng, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về một cuộc tấn công mạng nhằm vào quốc hội và 3 đảng chính trị lớn nhất của Australia trước thềm cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5. Thông tin về cuộc điều tra được đưa ra trong bối cảnh một người tự nhận là “điệp viên” của Trung Quốc đã đào tẩu sang Australia, cáo buộc Bắc Kinh tiến hành các hoạt động can thiệp chính trị vào các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Australia.

Không chỉ Australia, Mỹ hiện cũng đang lo ngại về việc hợp tác giáo dục với Trung Quốc vì nghi ngờ Bắc Kinh cài cắm gián điệp vào số lưu học sinh đang học tập tại Mỹ. Chính quyền Mỹ một mặt yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi ăn cắp, mặt khác đã tung ra một loạt những biện pháp ngăn chặn, trong đó có việc phòng chống các hình thức gián điệp công nghiệp. Biện pháp cụ thể nhất đã được Bộ Ngoại giao Mỹ ban hành là rút ngắn thời hạn visa từ tối đa 5 năm xuống còn 1 năm đối với các sinh viên sau đại học Trung Quốc đang theo học ngành hàng không, nghiên cứu robot và sản xuất công nghệ cao. Theo các quan chức Mỹ, biện pháp này nhằm hạn chế nguy cơ gián điệp và ăn cắp tài sản trí tuệ trong các lĩnh vực thiết yếu cho an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, chính quyền Donald Trump cũng đang cân nhắc một biện pháp khác là rà soát kỹ lưỡng lý lịch các sinh viên Trung Quốc qua Mỹ du học. Theo giới chức Mỹ, chính phủ Mỹ đang xem xét khả năng kiểm tra thêm về nhân thân sinh viên Trung Quốc ngay từ trước khi họ đến Mỹ. Công việc cần làm bao gồm việc kiểm tra lịch sử các cuộc gọi trên điện thoại, rà soát các tài khoảng mạng xã hội và các mối quan hệ của các sinh viên với các cơ quan chính phủ Trung Quốc. Mục tiêu là nhằm phát hiện cứ manh mối khả nghi nào về mục đích tới Mỹ của sinh viên đó. Một quan chức cao cấp Mỹ cho biết, chính quyền Mỹ còn dự kiến đào tạo các giới chức ngành giáo dục về cách thức phát hiện các hành vi gián điệp và tin tặc. Quan chức này giải thích: “Mọi sinh viên mà chính phủ Trung Quốc cử đi đều phải trải qua quá trình phê duyệt của đảng và chính phủ. Người đó có thể không tới Mỹ vì mục đích gián điệp như theo định nghĩa truyền thống. Tuy nhiên, sinh viên Trung Quốc nào đến Mỹ đều có ràng buộc với chính phủ”. Việc tăng cường kiểm tra các sinh viên Trung Quốc là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm đối phó với việc Bắc Kinh bị cho là đã sử dụng những phương thức bất hợp pháp để đạt được tiến bộ công nghệ nhanh chóng. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới còn đang trong cuộc chiến thương mại và ngày càng mâu thuẫn về các vấn đề kinh tế cũng như ngoại giao.

Đáp trả thông tin trên, Trung Quốc khẳng định người tự xưng là “điệp viên đào tẩu” ở Australia là một kẻ lừa đảo, đang bị truy nã vì tội hình sự ở Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (25/11) đã lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc liên quan tới nghi vấn can thiệp công việc nội bộ của Australia; cho rằng một số chính trị gia, viện nghiên cứu và truyền thông Australia đã căng thẳng quá mức về các vấn đề liên quan tới Trung Quốc. Họ đã đạt đến mức độ cuồng loạn và căng thẳng cực độ. Những câu chuyện như “gián điệp Trung Quốc” hay “sự can thiệp của Trung Quốc vào Australia” chỉ là những lời dối trá”; nhấn mạnh “Trung Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Chúng tôi phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Australia và các nước khác dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Chúng tôi không can thiệp và cũng không bao giờ quan tâm tới việc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác”.

RELATED ARTICLES

Tin mới