Saturday, April 20, 2024
Trang chủBiển nóngLiệu Nhật Bản có sản xuất vũ khí hạt nhân?

Liệu Nhật Bản có sản xuất vũ khí hạt nhân?

Trung Quốc cảnh báo các nước láng giềng và Nga nên cảnh giác với Nhật Bản, vì nước này sẵn sàng sản xuất vũ khí hạt nhân.

Tờ báo Sohu của Trung Quốc gọi Nhật Bản là một cường quốc hạt nhân và kêu gọi các nước láng giềng, bao gồm Nga phải cảnh giác. Nguồn tin này cho biết, dưới cái cớ phát triển các nhà máy điện hạt nhân dân sự Nhật Bản đã có được một lượng lớn nhiên liệu hạt nhân, đủ để sản xuất 6 nghìn quả bom hạt nhân.

Tờ báo nhấn mạnh rằng, trong nhiều thập kỷ qua với sự hỗ trợ của đồng minh phương Tây, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế.

Hiện tại, Tokyo đóng vai trò tích cực trên trường quốc tế và thậm chí thách thức 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Cụ thể, Nhật Bản đã bắt đầu phát triển các tàu sân bay trực thăng lớp Izumo và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiên tiến… Mặc dù thực tế là nước này không sản xuất vũ khí hạt nhân, tuy nhiên hiện nay Nhật Bản là một trong những nước trên thế giới sử dụng công nghệ hạt nhân.

Tờ báo cũng cho biết rằng, Nhật Bản là một trong 10 quốc gia hàng đầu thế giới về mức độ sẵn sàng chiến đấu và trình độ công nghệ rất cao. Trong trường hợp xảy ra xung đột, Tokyo có thể nhanh chóng tạo ra vũ khí hạt nhân bằng vật liệu của mình.

Việc phi quân sự hóa Nhật Bản diễn ra sau khi nước này đầu hàng trong Chiến tranh thế giới thứ II. Nước này buộc phải từ bỏ nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất vũ khí hạt nhân.

Hiện tại, có 9 cường quốc hạt nhân trên thế giới: Nga, Mỹ, Pháp, Anh, Bắc Triều Tiên, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Israel. Nga và Hoa Kỳ có tiềm năng lớn nhất trong lĩnh vực này, theo nhiều ước tính họ chiếm khoảng 90% kho vũ khí hạt nhân của toàn thế giới.

Chính giữa hai quốc gia này đang có những tranh chấp về việc việc kiểm soát loại vũ khí này. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn với việc Washington khỏi Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF). Theo hiệp ước này, Nga và Mỹ phải tiến hành hủy tất cả các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất (từ 1000 km đến 5500 km) và tầm ngắn (từ 500 km đến 1000 km).

Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START-3) vẫn là hiệp ước kiểm soát vũ khí cuối cùng giữa Nga và Hoa Kỳ. Đến năm 2021 hiệp ước này sẽ hết hạn. Tuy nhiên, phía Washington đang có ý định sẽ không gia hạn hiệp ước này. Chủ đề này thu hút sự quan tâm của giới chính trị các nước.

Vào cuối tháng 10/2019, tờ báo Sohu đã viết rằng, Hoa Kỳ sẽ không dám tấn công Nga vì tiềm năng hạt nhân của Nga rất lớn. Tờ báo này tin rằng, Washington sợ Moscow ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ.

RELATED ARTICLES

Tin mới