Thursday, March 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaDự thảo Sách trắng Quốc phòng Malaysia 2019 đặc biệt quan ngại...

Dự thảo Sách trắng Quốc phòng Malaysia 2019 đặc biệt quan ngại về hoạt động quân sự hoá, an ninh hàng hải ở Biển Đông

Trong Sách trắng Quốc phòng 2019 vừa công bố hôm 2/12, Bộ Quốc phòng Malaysia đã thể hiện sự quan ngại đối với các hoạt động quân sự hoá phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và cạnh tranh ảnh hưởng nước lớn tại khu vực này.

Bản dự thảo Sách trắng Quốc phòng Malaysia năm 2019 dài 90 trang, có 8 chương về giới thiệu chung, quan điểm chiến lược, chiến lược quốc phòng, định hướng lực lượng vũ trang Malaysia trong tương lai, hợp tác quốc tế về quốc phòng, khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng; cải cách, quản trị và cách thức phân bổ ngân sách quốc phòng, trong giai đoạn 2021 và 2030. Đây là một bước ngoặt lịch sử của Malaysia, khi lần đầu tiên nước này công bố dự thảo Sách trắng với định hướng chiến lược quốc phòng cho 10 năm tiếp theo.

Malaysia nhấn mạnh vấn nạn cướp biển và an ninh hàng hải

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Sabu nhấn mạnh Malaysia cần tập trung đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống như hoạt động khủng bố, vấn nạn cướp biển và an ninh hàng hải, tội phạm mạng và an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia, cũng như cần phải ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực quốc phòng. Theo Bộ trưởng Mohamad Sabu, dự thảo được chuẩn bị và xây dựng dựa trên chính sách quốc phòng, thúc đẩy sức mạnh của người dân bằng cách áp dụng khái niệm công khai, minh bạch, toàn diện và tiến bộ, đồng thời kêu gọi tất cả người dân Malaysia cùng tham gia để đảm bảo Malaysia là một quốc gia an toàn, có chủ quyền và thịnh vượng. Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Malaysia cũng khẳng định dự thảo đã phản ánh nguyện vọng của chính phủ về tính chuyên nghiệp, trách nhiệm cũng như tính minh bạch và nâng cao khả năng quản trị.

Dự thảo Sách trắng nhận định các mối đe dọa khủng bố và cực đoan đang gia tăng cả về mức độ lẫn hình thức, trong đó có việc các thành viên của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã đến Đông Nam Á, củng cố mối quan hệ với những phần tử khủng bố địa phương, phát triển lực lượng và chuẩn bị cho các kế hoạch khủng bố mới. Bên cạnh tội phạm xuyên quốc gia, vấn nạn cướp biển và an ninh hàng hải, Bộ Quốc phòng Malaysia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh mạng khi có mối đe dọa an ninh quốc gia.

Dự thảo cũng đề cập những mối đe dọa tới sự tiến bộ của công nghệ như Internet kết nối vạn vật (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn, công nghệ 5G và trí tuệ nhân tạo (AI). Đáng chú ý, hoạt động đánh bắt cá trái phép trong vùng biển Malaysia cũng được Bộ Quốc phòng nước này xếp vào nguy cơ đối với an ninh quốc gia. Về định hướng phát triển lĩnh vực quốc phòng, Bộ trưởng Mohamad Sabu tuyên bố chính sách công nghiệp quốc phòng sẽ tập trung vào 5 nội dung chính gồm phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, phát triển công nghiệp, nâng cao năng lực và thâm nhập thị trường toàn cầu. Cùng với đó, ông cũng nhấn mạnh tới sự cải tổ quân đội Malaysia theo phương châm “Lực lượng vũ trang của tương lai”, trong đó đảm bảo sự hợp nhất, yếu tố nhanh nhẹn và sự tập trung; sẵn sàng bảo vệ lợi ích quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Malaysia.

Malaysia quan ngại đối với các hoạt động quân sự hoá phi pháp của TQ và cạnh tranh ảnh hưởng nước lớn ở Biển Đông

Dự thảo Sách trắng Quốc phòng Malaysia năm 2019 bày tỏ quan ngại sự lan tỏa hiệu ứng căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đe dọa nước này. Phát biểu trước Quốc hội Malaysia, ông Mohamad Sabu cho biết căng thẳng giữa các siêu cường là mối đe dọa chính đối với Malaysia. Mặc dù có các lĩnh vực hợp tác cũng như Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đàm phán giữa về cuộc chiến thương mại, song khả năng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tương lai sẽ cạnh tranh hơn, Mohamad nói với các nhà lập pháp Malaysia. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, trừng phạt thuế quan dường như đang gia tăng, mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng bị ảnh hưởng bởi “sự chia rẽ về mặt công nghệ, hàng hải và những căng thẳng khác”. Bộ trưởng Quốc phòng Mohamad Sabu cho rằng, khu vực này đang diễn ra cuộc “cạnh tranh quyền lực của nước lớn” khi mà Trung Quốc đang quân sự hóa và có các hoạt động khác ở vùng biển này, trong khi hải quân Mỹ thường xuyên thực hiện hoạt động tư do hàng hải ở đây.

Ông Mohamad nêu vấn đề về một cường quốc, đưa tàu xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, ở vùng biển ngoài khơi các bang miền đông Sabah và Sarawak. Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng mọi người đều hiểu rằng Malaysia đã phải đối mặt với các tàu tuần duyên của Trung Quốc đang tuần tra và neo đậu trong vùng biển thuộc chủ quyền của Malaysia theo luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó, ông Mohamad Sabu nói với các nhà lập pháp rằng các mối đe dọa quan trọng khác mà nước này phải đối mặt trong thập kỷ tới bao gồm hồi hương của các chiến binh Hồi giáo cực đoan, căng thẳng xung quanh những tranh chấp ở Biển Đông và khủng bố mạng. Bộ trưởng Quốc phòng Mohamad Sabu cũng cho hay các sáng kiến ​​quốc phòng theo sách trắng sẽ cần ngân sách phân bổ hàng năm ít nhất 1% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước.

RELATED ARTICLES

Tin mới