Tuesday, April 23, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSách trắng Quốc phòng Malaysia 2019: Chỉ trích hoạt động của TQ...

Sách trắng Quốc phòng Malaysia 2019: Chỉ trích hoạt động của TQ trên Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia (2/12) công bố Sách trắng Quốc phòng 2019, trong đó thể hiện quan ngại về tương lai đối đầu Mỹ – Trung thêm căng thẳng, cũng như đe doạ của chủ nghĩa khủng bố.

Sách Trắng Quốc phòng Malaysia 2019 dài 90 trang, gồm tám chương, giới thiệu cụ thể về quan điểm chiến lược, chiến lược quốc phòng, lực lượng vũ trang tương lai, quan hệ quốc tế quốc phòng, khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng; cải cách, quản trị và phân bổ quốc phòng. Sách Trắng cũng phác thảo chiến lược quốc phòng của nước này từ năm 2021 đến 2030. Sách Trắng Quốc phòng Malaysia tập trung vào việc kết hợp khoa học và công nghệ như tối ưu hóa máy tính, công nghệ không gian mạng và các hệ thống tiên tiến để đảm bảo một quốc gia an toàn, có chủ quyền và thịnh vượng. Trong đó, chủ yếu nêu chi tiết về vai trò bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ khỏi mọi mối đe dọa thông qua việc thực hiện các hoạt động hàng hải, trên không, trên bộ và trên không; thực hiện các hoạt động quân sự khác ngoài các hoạt động quân sự hoặc quân sự khác so với chiến tranh (MOOTW), hỗ trợ các cơ quan công quyền trong việc thực thi và hỗ trợ các nỗ lực hòa bình toàn cầu thông qua cờ Liên Hợp Quốc.

Phát biểu tại Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Sabu cho rằng các mối đe doạ nghiêm trọng khác mà nước này phải đối mặt trong thập kỷ tới bao gồm sự hồi hương của các chiến binh Hồi giáo cực đoan, căng thẳng xung quanh những tranh chấp ở Biển Đông và khủng bố mạng; nhấn mạnh các sáng kiến quốc phòng theo sách trắng sẽ cần ngân sách phân bổ hàng năm ít nhất 1% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước. Theo ông Mohamad Sabu, mặc dù Malaysia không liên quan đến xung đột vũ trang với các quốc gia khác, nhưng nước này phải đối mặt với các tranh chấp lãnh thổ và các mối đe dọa phi truyền thống qua biên giới, do đó yêu cầu nước này phải có biện pháp phủ đầu cho quốc phòng; đồng thời nhấn mạnh, “vai trò chính của Lực lượng Vũ trang Malaysia là duy trì hòa bình mà chúng ta có và luôn sẵn sàng bảo vệ lợi ích và chủ quyền của quốc gia”. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết, mục đích công bố Sách Trắng là nhằm khuyến khích công dân nước này tham gia thảo luận tích cực về chính sách quốc phòng, đồng thời cho thấy tham vọng chiến lược của Malaysia trong việc trở thành một cầu nối giữa khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Mohamad cho rằng sự chiếm đóng, quân sự hoá và các hoạt động khác của Trung Quốc ở vùng biển này, cùng với việc hải quân Mỹ thường xuyên thực hiện hoạt động tư do hàng hải, có nghĩa là một vấn đề tranh chấp mang tính khu vực đã trở thành một cuộc “cạnh tranh quyền lực của nước lớn”. Ông Mohamad cũng nhắc tới việc một “tàu chính phủ” của một cường quốc lớn đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia trong vùng biển ngoài khơi các bang phía Đông Sabah và Sarawak. Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng mọi người đều biết Malaysia đã phải đối đầu với các tàu tuần duyên Trung Quốc đang tuần tra và neo đậu trong vùng biển thuộc chủ quyền nước này theo luật pháp quốc tế.

Về quan hệ Mỹ – Trung, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết, mặc dù đã có các lĩnh vực hợp tác và quá trình đàm phán vẫn đang diễn ra về cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, song trong tương lai có nhiều khả năng sẽ cạnh tranh nhiều hơn thay vì chịu đựng lẫn nhau; cho rằng những biện pháp thuế quan dường như đang gia tăng và mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng bị ảnh hưởng bởi “sự chia rẽ về mặt công nghệ, hàng hải và các căng thẳng khác”.

Sách Trắng Quốc phòng Malaysia phác thảo chiến lược quốc phòng từ năm 2021 đến 2030. Nó thay thế Chính sách quốc phòng liên quan đến các chính sách quốc phòng được phân loại cao, đã có sẵn vào năm 1971, 1979 và 1981. Bộ trưởng Mohamad Sabu cho rằng Malaysia bắt buộc phải xem xét chính sách quốc phòng để đưa năng lực và khả năng phòng thủ của đất nước phù hợp với môi trường an ninh toàn cầu đầy thách thức và không chắc chắn. Việc Malaysia đăng tải các nội dung liên quan trên website của Bộ Quốc phòng là nhằm thể hiện sự cởi mở trong việc triển khai chính sách quốc phòng sẽ củng cố đất nước thông qua khái niệm phòng thủ toàn diện, với sự tham gia của người dân; thu hút và tăng cường sự tham gia của người dân trong quốc phòng; đánh giá lại môi trường chiến lược an ninh luôn thay đổi bằng cách tính đến những thách thức hiện tại và tương lai; tăng cường khả năng và sự sẵn sàng của các lực lượng vũ trang để bảo vệ đất nước mọi lúc. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng kế hoạch 10 năm nhằm giải quyết các mối đe dọa khủng bố và căng thẳng quân sự ở Biển Đông là thiếu chiến lược chi tiết.

RELATED ARTICLES

Tin mới