Friday, April 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaLiên tục tăng cường sức mạnh hải quân, Philippines đang tạo cuộc...

Liên tục tăng cường sức mạnh hải quân, Philippines đang tạo cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực

Hải quân Philippines đang có kế hoach mua một số tàu tên lửa tấn công nhanh FAICM đã qua sử dụng của Israel, nhằm nâng cao năng lực tác chiến cho lực lượng quốc phòng của Manila.

Phó đô đốc Hải quân Philippines Robert Empedrad cho biết, nước này đang dự định đặt mua các tàu tên lửa tấn công nhanh FAICM đã qua sử dụng của Israel. Tàu FAICM có thiết kế rất lạ mắt, lượng giãn nước đầy tải của tàu chưa tới 500 tấn, nằm trong khoảng 488 – 498 tấn (tùy phiên bản) với chiều dài 61,7 m; chiều rộng 6,7 m; mớn nước 2,8 m; thủy thủ đoàn 53 người. àu được trang bị 4 động cơ diesel MTU 16V956 TB91 công suất 4.000 mã lực, cho tốc độ tối đa 34 hải lý/h, tầm hoạt động lớn nhất 4.800 hải lý nếu chạy ở vận tốc 19 hải lý/h, hoặc 2.200 hải lý (4.100 km) khi chạy với tốc độ 30 hải lý/h. Hệ thống điện tử của tàu gồm radar cảnh giới đường không và bề mặt Neptune của Thales, radar điều khiển hỏa lực EL/M-2258 và EL/M-2221và tổ hợp thiết bị đối kháng điện tử do Elbit Systems chế tạo. Dàn vũ khí trên tàu gồm 1 pháo Oto Breda cỡ 76,2 mm, 1 module pháo phòng không bắn nhanh Phalanx cỡ 20 mm, 4 tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon, 2 pháo tự động Oerlikon 20 mm và 2 súng máy hạng nặng M2HB 12,7 mm. Bên cạnh khẩu pháo Oto Breda thì chiến hạm Sa’ar 4.5 còn được trang bị dàn phóng rocket gây nhiễu với cơ số rất lớn lên tới 72 quả đạn sẵn sàng khai hỏa. Một số tàu còn được nghiên cứu tích hợp cả 6 ống phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ đi kèm cụm thiết bị định vị thủy âm, khiến nó trở thành chiến hạm 500 tấn đa năng nhất thế giới.

Dù số lượng tàu chiến Hải quân FAICM dự kiến đặt mua không được công bố, nhưng giới truyền thông Philippines cho biế, nước này có thể mua ít nhất 8 chiếc FAICM. Liên quan tới hợp đồng này, đại diện phía Israel cho biết, nếu việc ký kết mua sắm các tàu chiến FAICM diễn ra ngay trong cuối năm 2019, thì quá trình chuyển giao sẽ hoàn thành trước năm 2022.

Hiện tại, Quân đội Philippines đang thực hiện chương trình hiện đại hóa quy mô lớn giai đoạn thứ 2. Ở giai đoạn này, Hải quân Philippines được phân bổ nguồn tài chính đặt mua ít nhất 2 tàu hộ tống và 6 tàu tuần tra hiện đại. Đây là sự bổ sung cần thiết khi năng lực tác chiến của Hải quân Philippines đã suy giảm đáng kể do phần lớn trang bị đều đã cũ, lạc hậu, thậm chí là không có khả năng hoạt động. Trước đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phê duyệt kế hoạch mua hai tàu ngầm, tám tàu tấn công nhanh mới có khả năng mang tên lửa với tốc độ lên tới 40 hải lý/giờ, sáu tàu tuần tra xa bờ mới, hai tàu hộ tống mới, tân trang, sửa chữa hai tàu hộ tống lớp Pohang và tàu BRP Conrado Yap. Bên cạnh việc trang bị thêm các tàu này, Hải quân Philippines cũng đang cố gắng thúc đẩy khả năng tự đóng tàu. Bốn trong số tám tàu tấn công nhanh có khả năng mang theo tên lửa cũng sẽ được chế tạo tại nước này. Theo Philstar, Chính phủ Philippines đã quyết định mua 2 chiếc tàu ngầm thông thường tối tân hàng đầu hiện nay là Type 212 do Đức sản xuất. Dù không rõ bản hợp đồng đã chính thức được ký kết hay chưa nhưng Hải quân Philippines đã điều đến Đức (một số lượng không xác định) sĩ quan hải quân để học vận hành tàu ngầm. Theo giới thiệu của nhà sản xuất, Type 212 được trang bị hàng loạt công nghệ quân sự đỉnh cao NATO. Đặc biệt nhất là hệ thống đẩy không khí độc lập AIP giúp tàu ngầm Type 212 có lặn với thời gian lâu hơn, vượt xa thời gian lặn tối đa của lớp tàu ngầm Kilo 636 của Nga hay Scorpene của Pháp. Điều làm nên sự khác biệt của Type 212 là việc chúng được thiết kế thủy động lực học độc đáo cho phép tàu ngầm này hoạt động ở những vùng nước sâu chỉ 17m. Điều đó cho phép nó tiếp cận bờ biển gần hơn so với bất kỳ loại tàu ngầm nào trên thế giới. Về hỏa lực, tàu ngầm Type 212 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm có thể triển khai nhiều loại ngư lôi hiện đại như ngư lôi dẫn đường bằng cáp quang DM2A4 có tầm bắn lên tới 50km; ngư lôi WASSS A184 Mod 3; ngư lôi Black Shark và tên lửa hành trình chống hạm Harpoon. Tuy kém hơn Kilo 636 ở hệ thống tên lửa hành trình, nhưng bù lại Type 212 sở hữu hảo lực phòng không đáng gờm với hệ thống tên lửa IDAS dẫn đường bằng cáp quang có tầm phóng tới 20km (xa hơn hệ thống phòng không kiểu vác vai trên các tàu ngầm Nga). Đặc biệt hơn, Type 212 thiết kế bệ phóng cho 3 UAV làm nhiệm vụ trinh sát, cũng như một khẩu pháo nhỏ 30mm Murane có thể hỗ trợ hoạt động tác chiến dưới nước. Căn cứ vào nhiệm vụ có thể hoàn thành của Type 212 cho thấy, một khi Philippines chính thức được trang bị, Type 212 sẽ là tàu ngầm điện-diesel hàng đầu thế giới vùng vẫy tại Biển Đông. Trong khi đó, BRP Conrado Yap được đánh giá là tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Philippines. BRP Conrado Yap dài 88,3m, trục ngang 10m, độ mớn nước 2,9m; khi đầy tải, trọng lượng của con tàu vào khoảng 1.216 tấn. Nó có thể chở theo một thủy thủ đoàn gồm 118 người và hoạt động liên tiếp trong 20 ngày; được trang bị 2 tuabin khí, con tàu có thể đạt tốc độ tối đa là 59 km/h với tầm hoạt động lên tới 7.400 km. Hệ thống vũ khí được trang bị trên BRP Conrado Yap gồm 2 khẩu pháo OtoMelara 76mm, 2 khẩu pháo Otobreda 40 mm, 2 ống phóng ngư lôi giúp tàu có khả năng chống hạm, chống ngầm và phòng không mạnh mẽ.

Hải quân Thái Lan (9/9) đã ký hợp đồng mua tàu đổ bộ Type 071E do Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC) đóng nhằm tăng cường năng lực hải quân và thúc đẩy quan hệ quân sự giữa hai nước. Tàu đổ bộ Type 071E có lượng giãn nước đầy tải 22.000 tấn, chiều dài 210 m, chiều rộng 28 m, mớn nước 17,4 m. Hệ thống động lực của Type 071E là động cơ CODAD (kết hợp diesel – diesel) với 4 máy chính, cho vận tốc tối đa 23 hải lý/h, tầm hoạt động 8.000 hải lý khi chạy ở tốc độ kinh tế 18 hải lý/h. Type 071E cung cấp một mặt sàn cực kỳ rộng giúp tăng sức chứa và có đủ diện tích để dựng bệnh viện dã chiến hoặc các phòng chỉ huy tạm ngay trên tàu. Tàu có tổng cộng ba tầng bao gồm tầng cuối cùng để phương tiện đổ bộ qua lối cửa mở phía sau, tầng giữa đặt các phương tiện vận tải, trang thiết bị đổ bộ và tầng trên cùng bao gồm cấu trúc thượng tầng, sân đỗ và nhà chứa trực thăng. Sân đỗ trên tàu đổ bộ Type 071E có thể tiếp nhận cùng lúc 2 trực thăng và sàn đáp có thể đỗ cùng luc 3 chiếc trực thăng. Hỏa lực chính trên tàu bao gồm một khẩu hải pháo H/PJ-26 cỡ 76 mm. Đây là biến thể từ pháo AK-176 do Liên Xô sản xuất, có tầm bắn tối đa 15,5 km và tốc độ bắn lên tới 120 phát/phút. Ngoài ra tàu còn trang bị 4 khẩu pháo cao tốc AK-630 cỡ nòng 30 mm. Vũ khí này có tốc độ bắn lên tới 6.000 phát/phút và là lớp phòng thủ cuối cùng của tàu đổ bộ tấn công Type 071. Type 071E còn được lắp thêm một module tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn FL-3000N. Ngoài ra, Type 071E có biên chế thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy đầy đủ là 150 người, có thể chở theo tối đa tới 800 lính thủy đánh bộ, mang theo từ 15 tới 20 phương tiện thiết giáp, bao gồm xe chiến đấu bộ binh hoặc xe tăng lội nước tùy chủng loại. Ngoài việc mua tàu 071E, Hải quân Thái Lan trước đó cũng đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Trung Quốc để mua ba chiếc tàu ngầm thông thường lớp S-20T Kirin với tổng trị giá 1,03 tỷ USD. S-20T được phát triển trên cơ sở tàu ngầm Type 039A do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo. Loại tàu này có lượng giãn nước từ 2.300 tấn đến 2.600 tấn, với thủy thủ đoàn khoảng 65 người và được trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533mm và có thể phóng tên lửa chống hạm YJ-83. Quân đội Hoàng gia Thái Lan (2017) cũng đã mua 28 xe tăng chiến đấu chủ lực VT-4 từ Trung Quốc với chi phí 150 triệu USD và sau đó chi thêm 58 triệu USD để đặt mua thêm 10 chiếc nữa.

Bộ Quốc phòng Indonesia (4/2019) vừa đặt hàng thêm ba chiếc tàu ngầm 1.400 tấn theo một hợp đồng ký trong ngày hạ thủy con tàu ngầm đầu tiên được lắp ráp trong nước. Theo các hợp đồng đã ký, Indonesia sẽ có tổng cộng 8 tàu ngầm. Hiện công ty đóng tàu PT PAL của Indonesia hạ thủy tàu KRI Alugoro (số hiệu 405), tàu ngầm lớp Nagapasa thứ ba, được lắp ráp tại Indonesia theo thỏa thuận chuyển giao ký với công ty đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) của Hàn Quốc. Hợp đồng vừa ký, khi thực hiện xong, sẽ giúp nâng số tàu ngầm trong hải quân Indonesia lên con số 8 (có nghĩa là cùng con tàu vừa được hạ thủy, hiện Indonesia có 5 tàu ngầm). Hải quân Indonesia hiện vận hành hai tàu ngầm nhỏ hơn thuộc lớp Cakra mang tên KRI Cakra và KRI Nanggala, được đóng từ hơn 30 năm trước. DSME đã nhận được hợp đồng nâng cấp các tàu ngầm lớp Cakra (lớp tàu Type-209 do Đức sản xuất), bao gồm hiên đại hóa đài quan sát và hệ thống kinh tiềm vọng, hệ thống tác chiến mới. Các tàu tiên tiến hơn thuộc lớpNagapasa có chiều dài 61m, lượng choán nước 1.400 tấn, do thủy thủ đoàn 40 vận hành. Chúng có tầm hoạt động khoảng 18.000km, tốc độ tối đa đạt 21 hải lý khi lặn.

Trong khi đó, Malaysia đang “thay máu” toàn bộ Lực lượng Hải quân. Theo đó, chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng và nhiều kinh phí sẽ thay thế toàn bộ 50 tàu chiến và tàu ngầm đang phục vụ RMN. Trong những thập niên tới, Hải quân Malaysia dự kiến mua sắm khoảng 118 tàu tuần duyên (LMS), một số tàu tuần duyên chiến đấu thông thường (LCS), 3 tàu hộ tống đa chức năng mới (MRSS) và 2 tàu ngầm. Các đơn vị chính của RMN hiện tại gồm có 2 tàu ngầm, 2 tàu khu trục (6 tàu mới đang được đóng), 6 tàu hộ tống, 10 tàu tuần tra ngoài khơi, 8 tàu tên lửa và 27 tàu cao tốc tấn công nhanh.

Ngoài ra, chiếc tàu ngầm điện-diesel Type 218SG đầu tiên trong tổng số 4 chiếc được Singapore đặt mua từ Đức (2/2019) đã chính thức được hạ thủy tại xưởng đóng tàu đặt tại thành phố Kiel của Tập đoàn công nghiệp Đức ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS). cả bốn tàu ngầm Type 218SG được phát triển và điều chỉnh theo yêu cầu đặt hàng từ phía Hải quân Singapore, qua đó sở hữu độ bền cao hơn 50%, hỏa lực mạnh hơn, khả năng cảm biến và tự động hóa tân tiến hơn so với hạm đội tàu ngầm hiện tại của Hải quân nước này. Cụ thể, những điều chỉnh bao gồm việc nâng cấp cảm biến cho phép thủy thủ có được nhận thức tình huống tốt hơn, hệ thống tự động hóa cho phép Type 218SG hoạt động với số lượng nhân sự tương đối ít – chỉ 28 người. Tàu ngầm Invincible sẽ phải trải qua chuỗi các thử nghiệm trên biển trước khi chính thức được chuyển giao cho Hải quân Singapore vào năm 2021. Ba chiếc còn lại với tên gọi là Impeccable, Illustrious và Inimitable đang được chế tạo và sẽ lần lượt được biên chế từ năm 2022. Hiện nay, Hải quân Singapore đang đưa vào hoạt động 2 tàu ngầm lớp Challenger và 2 tàu ngầm Archer được mua lại từ Thụy Điển và tân trang lại từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước.

RELATED ARTICLES

Tin mới