Wednesday, April 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTàu cảnh sát biển Việt Nam lần đầu tiên tới thăm Nhật...

Tàu cảnh sát biển Việt Nam lần đầu tiên tới thăm Nhật Bản, góp phần thúc đẩy hợp tác hàng hải giữa hai nước

Nhằm triển khai các thoả thuận hợp tác giữa Lực lượng cảnh sát biển hai nước, tàu cảnh sát biển CSB-8002 của Việt Nam đã cập cảng Yokosuka, chính thức bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản hôm 2/12. Đây cũng là lần đầu tiên lực lượng cảnh sát biển Việt Nam có chuyến thăm chính thức tới Nhật Bản.

Tàu cảnh sát biển CSB-8002 của Việt Nam neo đậu tại cảng Yokosuka, Nhật Bản. (Nguồn: Vietdefence)

Cùng với sự phát triển không ngừng của quan hệ song phương, Việt Nam và Nhật Bản tích cực mở rộng hợp tác trong lĩnh vực hàng hải, trong đó ưu tiên các hoạt động giao lưu giữa Lực lượng cảnh sát biển hai nước. Năm 2015, hai bên đã ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác” với các cam kết như Tàu tuần tra bờ biển Nhật Bản sẽ thăm Việt Nam, hai bên cùng tổ chức các cuộc họp song phương, các chương trình trao đổi kinh nghiệm về hệ thống luật cảnh sát biển và kinh nghiệm thực thi pháp luật trên biển, đồng thời, tổ chức khóa huấn luyện về Quy trình khám xét trên tàu cho cán bộ Cảnh sát biển Việt Nam. Phía Nhật Bản tích cực giúp đỡ Việt Nam tăng cường sức mạnh lực lượng cảnh sát biển bằng cách viện trợ cho Việt Nam một số tàu tuần tra. Các tàu được Nhật Bản viện trợ cho chúng ta không những được sử dụng, lực lượng chịu trách nhiệm giám sát nguồn lợi hải sản trên biển.

Tàu CSB-8002 hiện là tàu hiện đại nhất của Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, được đóng theo lớp DN-2000. Đây là lớp tàu vận tải, tuần tra đa năng được Việt Nam tự thiết kế và đóng mới. Ngoài CSB-8002, Việt Nam đã từng tự đóng tổng cộng bốn tàu theo lớp DN-2000, lần lượt được đặt số hiệu 8001, 8002, 8004 và 8005. Các tàu cảnh sát biển lớp này cũng là những tàu cảnh sát biển lớn bậc nhất mà Việt Nam từng tự đóng với độ giãn nước tối đa 2500 tấn. Trong lực lượng cảnh sát biển Việt Nam hiện tại, chỉ có hai tàu có độ giãn nước lớn hơn các tàu lớp CN-2000 đó là tàu vận tải hậu cần H-222 cũng do Việt Nam tự thiết kế với giãn nước 4300 tấn và tàu cảnh sát biển lớp Hamilton do Mỹ viện trợ cho Việt Nam với giãn nước 3250 tấn.

Ngoài nhiệm vụ tuần tra, vận tải; các tàu cảnh sát biển được đóng theo lớp DN-2000 còn có nhiệm vụ thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn ở biển Việt Nam và vùng biển quốc tế. Tàu dài 90 m, rộng 14 m và độ cao mạn tàu là 7 m. Khi hoạt động trên biển, DN 2000 có công suất 12.016 CV với vận tốc tối đa là 21 hải lý/giờ và tầm hoạt động đạt 5000 hải lý, khi chạy ở vận tốc 15 hải lý/giờ, thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm. Tầm kiểm soát và hoạt động của tàu còn được nâng cao nhờ việc mang theo một máy bay trực thăng Ka-28 (Nga) và các trang bị đi kèm.

Bộ Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh “chuyến thăm cảng Yokohama của Tàu CSB 8002 lần này là một trong những hoạt động tiếp nối, khẳng định việc giao lưu, hợp tác giữa hai bên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả, là minh chứng sống động cho mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa lực lượng thực thi pháp luật trên biển của 2 quốc gia ngày càng phát triển bền chặt”.

Hồi tháng 2/2015 tại Nhật Bản đã chuyển giao tàu CSB-6001 cho Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Tàu CSB-6001 là tàu tuần tra trung bình lớp Teshio của Cảnh sát biển Việt Nam. Đây là chiếc tàu đầu tiên trong số 3 tàu đã qua sử dụng mà Chính phủ Nhật Bản tuyên bố viện trợ không hoàn lại phí dự án cho Việt Nam. Tàu có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, chống nạn buôn lậu, bảo vệ môi trường biển, giữ gìn an ninh, an toàn hàng hải và cứu hộ cứu nạn. Hồi tháng 7/2019, Tàu huấn luyện Kojima của Cảnh sát biển Nhật Bản cùng thủy thủ đoàn 87 người do hạm trưởng Tonozaki Hironobu dẫn đầu hôm qua cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm thành phố Đà Nẵng từ ngày 25 đến 28/7. Đây là lần thứ ba tàu Kojima thăm Việt Nam, lần đầu vào năm 2013 và chuyến thăm gần đây nhất diễn ra vào tháng 7/2016. Chuyến thăm của tàu Kojima khẳng định quan hệ hợp tác giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Nhật Bản nhằm bảo đảm an ninh, an toàn trên biển trong khu vực. Đây cũng là cơ hội để hai bên chia sẻ kinh nghiệm trong thực thi pháp luật trên biển, tăng cường giao lưu, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Kojima là một trong ba tàu huấn luyện của Cảnh sát biển Nhật Bản, được biên chế từ năm 1993 và có lượng giãn nước đầy tải 3.000 tấn. Tàu có thể tiếp nhận tối đa 118 người gồm các sĩ quan chỉ huy, thủy thủ và học viên cảnh sát biển.

RELATED ARTICLES

Tin mới