Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐàm luậnUNCLOS là “Hiến pháp của Đại dương”

UNCLOS là “Hiến pháp của Đại dương”

Tại Đà Nẵng, một thành phố miền Trung của Việt Nam vừa diễn ra một Diễn đàn quan trọng. Đây là một cuộc gặp gỡ của đông đảo các quan chức, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu quốc tế. Cuộc gặp gỡ mang tên Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) lần thứ 9 và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF) lần thứ 7.

Toàn cảnh Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) lần thứ 9 diễn ra ngày 5/12 tại Đà Nẵng, Việt Nam

Diễn đàn này được tổ chức trong bối cảnh tình hình Biển Đông tiếp tục có những diễn biến căng thẳng, nguyên nhân chủ yếu so Trung Quốc tiếp tục có nhiều hoạt động leo thang quân sự và Mỹ có những động thái cứng rắn. Bắc Kinh mô tả những hành động này là “phô diễn cơ bắp”, yêu cầu Washinghton phải dừng ngay “trò lố”!

Các quan khách đã nhấn mạnh nguyên tắc tự kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình và gia tăng tranh chấp. Yêu cầu các bên liên quan triệt để tuân thủ luật pháp, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, mọi tranh chấp phải được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước quốc tế về luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Muốn thực hiện được điều đó, yêu cầu các quốc gia, không phân biệt “lớn” hay “nhỏ”, đều bình đẳng trước luật pháp quốc tế. Phải coi UNCLOS là “Hiến pháp của Đại dương”. Hiến pháp ấy là nền tảng, là cơ sở của mọi cơ sở, lí lẽ của mọi lí lẽ thiết lập trật tự pháp lý, điều chỉnh mọi hoạt động trên biển của các nước.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã cố tình vi phạm “Hiến pháp của Đại dương”. Mặc dù UNCLOS không công nhận “quyền lịch sử” mà Bắc Kinh tự vẽ ra. Những yêu sách bất hợp pháp không thể coi là cơ sở để khẳng định “đang có tồn tại các vùng biển tranh chấp do bị chồng lấn”.Thực ra cái mà Trung Quốc la ó đang bị tranh chấp giữa quốc gia này với các nước khác không hề có tranh chấp. Không thể có chuyện một quốc gia nhỏ yếu hơn lại âm mưu chiếm đảo, chiếm biển của một quốc gia lớn, có tiềm năng kinh tế, quân sự lớn hơn mình.

Bạn đọc chỉ cần quan sát trên thực địa đủ thấy hành động vây ép, xâm lấn của Trung Quốc. Đó là tại các khu vực hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 tại bãi Tư Chính cách bờ biển Việt Nam chưa đến 200 hải lý. Trong khi bãi này cách bờ biển Trung Quốc tới hơn 500 hải lý. Chả cần tính toán cao siêu gì, ai cũng thấy đó là đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Chỉ có quốc gia nào có quần đảo mới có quyền thiết lập đường cơ sở quần đảo bao quanh. Căn cứ vào đường cơ sở mà thiết lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo đó, Trường Sa là của Việt Nam, đó quyết không phải quốc gia quần đảo. Vì thế làm gì có cái gọi là “đường cơ sở quần đảo”. Sau khi các cơ sở hậu cần, bảo đảm ở Trường Sa hoàn thành Trung Quốc đã thực hiện chiến thuật “Căng thẳng cường độ chậm” trên Biển Đông. Các đảo nhân tạo vừa được móc san hô từ đáy biển lên bồi đắp đã hóa cơ sở cung cấp dịch vụ chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc và dự báo thời tiết. Từ đây lũ lượt tàu hải giám và tàu thân trắng của Trung Quốc tràn xuống Trường Sa giễu võ giương oai, hết nhiên liệu lại chạy về tiếp tế.

Vậy là những đá mới được tôn tạo trở thành các căn cứ quân sự, hậu cần-kỹ thuật ở Trường Sa. Nước này đã lấy đó làm “mốc” để vươn vòi bạch tuộc tới các vùng biển. Các đá như Vành Khăn, Chữ Thập, Xu Bi… mà Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam không thể đính thêm viên “ngọc” là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Rõ ràng hành động tự ý diễn giải quy định của UNCLOC là điều không thể chấp nhận trong một thế giới văn minh, cần phải lên án mạnh mẽ hơn và ngăn chặn bằng những giải pháp tổng hợp về kinh tế, ngoại giao và quân sự.

 

Toàn cảnh Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) lần thứ 9 diễn ra ngày 5/12 tại Đà Nẵng, Việ

RELATED ARTICLES

Tin mới