Thursday, March 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTàu của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản thăm Việt...

Tàu của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản thăm Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai bên

Trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa hai nước, từ này 12-15/12, Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản đã cử hai tàu quét mìn cùng gần 200 thủy thủ đoàn thăm hữu nghị Việt Nam tại cảng Tiên Sa, Đà Nắng. Đây là chuyến thăm tiếp sau hàng loạt các chuyến thăm qua lại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian qua.

Hai tàu tàu quét mìn của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản thăm Việt Nam là BUNGO và TAKASHIMA với 180 thủy thủ, thuyền viên do Đại tá Ikubo Seiji, Chỉ huy đơn vị tàu quét mìn số 13 làm Trưởng đoàn.Đón đoàn tại cảng Tiên Sa, phía Việt Nam có đại diện Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòngthành phố Đà Nẵng, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng và Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng.

Tàu quét mìn cỡ lớn BUNGO có lượng giản nước tiêu chuẩn 5.700 tấn, dài 141m, rộng 22m, sâu 14m, mớm nước 7m. Còn tàu quét mìn TAKASHIMA có lượng giản nước tiêu chuẩn 570 tấn, dài 57m, rộng 9,8m, sâu 4,4m, mớm nước 3m. Trong thời gian chuyến thăm, biên đội tàu phối hợp với Bộ Quốc phòng 2 nước sẽ tổ chức hoạt động trao đổi chuyên môn về lĩnh vực rà phá bom mìn dưới nước lần thứ nhất. Đô đốc Yamamura Hiroshi, Tham mưu trưởng Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam sẽ đến tham dự lễ khai mạc hoạt động này. Trong thời gian này, Nhóm Chỉ huy biên đội tàu sẽ đến chào xã giao lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân. Thủy thủ 2 tàu quét mìn sẽ thăm Lữ đoàn 161 Vùng 3 Hải quân; tham quan một số danh lam thắng cảnh tại Đà Nẵng.

Chuyến thăm lần này nằm trong khuôn khổ chương trình huấn luyện phối hợp với hải quân các nước trong khu vực Ấn Độ Dương, là một phần của “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở rộng” nhằm mục đích tăng cường trình độ chuyên môn kỹ thuật của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản, đồng thời tăng cường phối hợp với lực lượng hải quân các nước. Đà Nẵng là điểm đến thứ 7, cũng là điểm đến cuối cùng của chương trình trước khi khởi hành về Nhật Bản. Chuyến thăm Đà Nẵng, Việt Nam lần này của tàu quét mìn thuộc Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản nói chung, giữa quân đội và hải quân hai nước nói riêng.

Từ đầu năm 2019 đến nay, Nhật Bản đã nhiều lần cử tàu hải quân thăm hữu nghị Việt Nam. Từ ngày 14-17/6, biên đội tàu chiến gồm khu trục hạm trực thăng JS Izumo, tàu khu trục đa dụng JS Murasame cùng 5 trực thăng và 800 binh sĩ đã cập cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa để có chuyến thăm Việt Nam. Đây là một phần trong đợt huấn luyện dài ba tháng tại Biển Đông và Ấn Độ Dương của nhóm chiến hạm Nhật Bản. Ngoài Việt Nam, các tàu chiến cũng cập cảng, thăm một số quốc gia Đông Nam Á như Singapore, Philippines và Brunei. Chuyến huấn luyện sẽ giúp cải thiện trình độ chiến thuật của binh sĩ, tăng cường hợp tác giữa hải quân các nước. S Izumo là một trong hai chiến hạm lớn nhất của Nhật hiện nay. Tàu dài 248 m, có lượng giãn nước đầy tải 27.000 tấn và mang được 14 trực thăng. Chính phủ Nhật Bản hồi năm ngoái công bố kế hoạch hoán cải hai khu trục hạm trực thăng lớp Izumo thành tàu sân bay, cho phép giúp chúng vận hành tiêm kích tàng hình F-35B mua từ Mỹ. Khu trục hạm trực thăng JS Izumo từng cập cảng Cam Ranh hồi tháng 5/2017 để tham gia chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2017, sứ mệnh đa phương nhằm chuẩn bị cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, ứng phó thiên tai lớn nhất được tiến hành ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Từ ngày 25-28/7, tàu huấn luyện Kojima của Cảnh sát biển Nhật Bản cùng thủy thủ đoàn 87 người do hạm trưởng Tonozaki Hironobu dẫn đầu đã cập cảng Tiên Sa để thăm thành phố Đà Nẵng. Đây là lần thứ ba tàu Kojima thăm Việt Nam, lần đầu vào năm 2013 và chuyến thăm gần đây nhất diễn ra vào tháng 7/2016. Chuyến thăm của tàu Kojima khẳng định quan hệ hợp tác giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Nhật Bản nhằm bảo đảm an ninh, an toàn trên biển trong khu vực. Đây cũng là cơ hội để hai bên chia sẻ kinh nghiệm trong thực thi pháp luật trên biển, tăng cường giao lưu, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Kojima là một trong ba tàu huấn luyện của Cảnh sát biển Nhật Bản, được biên chế từ năm 1993 và có lượng giãn nước đầy tải 3.000 tấn. Tàu có thể tiếp nhận tối đa 118 người gồm các sĩ quan chỉ huy, thủy thủ và học viên cảnh sát biển. Từ ngày 6-9/3, hai tàu huấn luyện Setoyuki và Shimayuki của Lực lượng Tự vệ trên biển Nhật Bản cùng 390 sĩ quan, thủy thủ do Đại tá Nakagama Yoshiyuki, Chỉ huy trưởng đơn vị huấn luyện số 1 làm Trưởng đoàn đã thăm Việt Nam.

Ngược lại, Việt Nam cũng đã nhiều lần cử tàu hải quân thăm hữu nghị Nhật Bản. Đợt gần đây nhất vào ngày 01/12, sau hành trình 7 ngày vượt gần 2.200 hải lý, tàu Cảnh sát biển 8002 của Cảnh sát biển Việt Nam đã vào cảng Yokohama, Nhật Bản. Tàu CSB 8002 thuộc lớp tàu DN 2000 do hãng Damen (Hà Lan) thiết kế, Tổng Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) tại Đà Nẵng đóng. Tàu có chiều dài 90,5m, chiều rộng 14m, mớn nước tối đa 4m, lượng choán nước khoảng 2.400 tấn, kíp tàu 30 người và kíp cứu nạn 40 người, hoạt động liên tục trên biển 40 ngày đêm, tầm hoạt động 5.000 hải lý, có thể chở được trực thăng.

RELATED ARTICLES

Tin mới