Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐàm luậnVì sao TQ trở thành ưu tiên quân sự hàng đầu của...

Vì sao TQ trở thành ưu tiên quân sự hàng đầu của Mỹ?

Hôm 14/12, báo South China Morning Post (SCMP) đưa tin:Trong bài phát biểu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở New York – Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã lên án Trung Quốc làm suy yếu luật pháp quốc tế, liên tục xâm phạm chủ quyền của các quốc gia nhỏ hơn.

Ông Esper nói: “Trật tự dựa trên các quy tắc quốc tế mà Mỹ và các đồng minh đã nỗ lực thiết lập đặt Trung Quốc làm ưu tiên hàng đầu, sau đó tới Nga. Bắc Kinh và Moscow không chỉ xâm phạm chủ quyền của các quốc gia nhỏ hơn, mà còn tìm mọi cách làm suy yếu luật pháp quốc tế”.

Hiện nay Trung Quốc đã trở thành ưu tiên quân sự hàng đầu của Mỹ, (trước đây là Nga). Vì sao Mỹ phải tập trung quân sự răn đe Trung Quốc? Lý do chủ yếu là Bắc Kinh đã liên tục có những hành động vi phạm luật pháp quốc tế ở biển Đông. Theo ông Esper, cả Bắc Kinh và Moscow đang dốc sức hiện đại hóa lực lượng vũ trang, mở rộng khả năng trong các lĩnh vực không gian và không gian mạng.

Hai quốc gia này không chỉ ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của các quốc gia nhỏ hơn, mà còn bằng mọi cách làm suy yếu luật pháp và các quy tắc quốc tế cốt giành lợi ích về phía mình.

Còn nhớ hai năm trước, năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) phải hiện đại hóa vào năm 2035. Sau đó PLA sẽ phải nỗ lực phấn đấu để trở thành đội quân hàng đầu vào năm 2050. Sự trơ tráo của Trung Quốc đối với các quốc gia nhỏ hơn và yêu sách hàng hải bất hợp pháp của họ đã đe dọa chủ quyền của các nước láng giềng. Tình hình trong khu vực bị mất ổn định, kéo theo nguy cơ tụt hậu về kinh tế.

Để ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc, Mỹ đãthực hiện chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Wasinghton đã kết hợp chặt chẽ các chính sách quân sự với địa lý kinh tế nhằm ngăn chặn sự bành trướng về mặt quân sự của Trung Quốc; kiềm chế sự trỗi dậy của thuyết âm mưu “​​Vành đai và Con đường”.

Tuy nhiên, các nước ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương còn do dự khi tham gia chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ. Các nước thành viên ASEAN, Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives, thậm chí Pakistan,tuy bất bình về chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc, song sự phụ thuộc của các nước này đối với Trung Quốc về kinh tế còn khá lớn. Vì vậycác quốc gia này tỏ thái độ nước đôi với chiến lược xoay trục của Tổng thống Donald Trump.

Tình hình khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thế mà có nguy cơ trở nên bất ổn hơn. Các nước trong khu vực này buộc phải bảo vệ những lợi ích của chính họ trước tiên trong bối cảnh thiếu một trật tự khu vực gắn kết dựa trên luật pháp.

Một vấn đề khác, ASEAN vẫn thận trọng trước khả năng của Washington trong việc trừng phạt các hành động ngang ngược của Bắc Kinh trên biển Đông. Các lãnh đạo của ASEAN như Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lo ngại về việc phụ thuộc quá nhiều vào một cường quốc nước ngoài cách xa Manila. Các cuộc thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ chỉ gây trở ngại hơn nữa sự can dự của Mỹ.

Còn một nỗi lo khác, nếu yêu cầu của Bắc Kinh về việc không cho phép các nước ASEAN tập trận chung với cường quốc bên ngoài được chấp thuận trong nội dung COC thì điều này sẽ xói mòn những nỗ lực của ASEAN khi muốn duy trì vai trò của Washington ở Đông Nam Á.

Vậy là, mặc dù Mỹ đã kịp thời lên án Trung Quốc và Nga, nhưng những giải pháp lâu dài, hành động cụ thể để ngăn chặn thì chưa có nhiều hi vọng. Thế giới ngày nay không đơn giản là mạnh được yếu thua. Vấn đề là ở chỗ phải biết tận dụng thời cơ, dùng thế để thắng lực.

RELATED ARTICLES

Tin mới