Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBóc tách ý nghĩa ‘liên minh’ Trung – Nga

Bóc tách ý nghĩa ‘liên minh’ Trung – Nga

Viết trên tờ The Hill, hai phóng viên Michael O’Hanlon và Adam Twardowski lập luận rằng trong khi Trung Quốc và Nga có lý do để nghi ngờ lẫn nhau, “những cân nhắc chính trị thực tế đang đẩy họ về cùng nhau … Washington cần phải hiểu rõ sự thật đó khi đưa ra các quyết định ngoại giao, các lực lượng tình thế, áp đặt các biện pháp trừng phạt, và mặt khác tham gia vào nghệ thuật quản trị toàn cầu trong những tháng và năm tới”, Brookings trích đăng ngày 13/12.

 

Hoa Kỳ dường như đang chững lại trong một thời kỳ kéo dài của cuộc cạnh tranh quyền lực quân sự lớn. Kể từ khi Nga chiếm Crưm và can thiệp quân sự vào Ukraine, còn Trung Quốc lấn chiếm các đảo trên Biển Đông và tuyên bố chủ quyền gần như tất cả các tuyến đường thủy xung quanh, các quan chức quốc phòng Mỹ xác định rằng các quốc gia và tổ chức khủng bố không còn là tâm chấn của kế hoạch chiến tranh và phân bổ nguồn lực quân sự. Theo đó là chiến lược bù đắp thứ ba của chính quyền Obama và chiến lược quốc phòng của chính quyền Trump, với việc tái vũ trang hóa rõ ràng các mục tiêu quốc phòng. Sau một phần tư thế kỷ không phải lo lắng nhiều về cạnh tranh quyền lực lớn, Hoa Kỳ thấy mình trong một thời đại mà nhiều người cho rằng một cuộc Chiến tranh Lạnh đang lặp lại.

Trung Quốc và Nga không còn chia sẻ một hệ tư tưởng bành trướng chung, nhưng những toan tính chính trị thực tế đang đẩy họ đến với nhau. Cả hai đều chịu đủ loại trừng phạt của Mỹ, trở thành đối tượng trong các cuộc thảo luận của các nhà hoạch định chiến lược Lầu Năm Góc với các hoạt động khu vực quyết đoán của họ: Với Nga chủ yếu ở Đông Âu và Trung Đông, với Trung Quốc chủ yếu ở Tây Thái Bình Dương, một phần xuyên những khu vực xa xôi như Mỹ Latinh và Châu Phi. Cả hai đều nhận ra rằng một mình đứng lên chống lại một hệ thống liên minh được thành lập do Hoa Kỳ lãnh đạo là rất khó khăn, bởi họ không có bất kỳ đồng minh thực sự mạnh nào của riêng mình.

Tuy thế họ có thể cùng nhau thống trị Á – Âu và thế mạnh của họ bổ sung cho nhau. Một bên là Nga, một quốc gia rộng lớn với vũ khí hạt nhân và dầu hỏa, nhưng có dân số khiêm tốn và đang co lại. Bên kia là một siêu cường kinh tế và đứng thứ hai về sức mạnh quân sự theo hầu hết các số liệu. Một số người nhìn vào điều này để kết luận rằng Trung Quốc và Nga đến lúc nào đó sẽ tự nhiên trở thành đồng minh. Những người khác lại nói đánh giá trên là không có cơ sở bởi sự ngờ vực lẫn nhau giữa họ và sự gần gũi thực sự có thể giúp họ làm việc cùng nhau. Làm thế nào Washington có thể giải quyết mâu thuẫn này? Câu trả lời chúng tôi đề xuất là hãy bóc tách ý nghĩa của một liên minh.

Yếu tố đầu tiên của liên minh là hợp tác giao dịch nơi lợi ích kinh tế và các lợi ích quan trọng khác trùng khớp. Bán vũ khí thường là yếu tố chính của loại liên minh này. Yếu tố bổ sung thứ hai là hợp tác mang tính biểu tượng với các cuộc tập trận quân sự nhỏ hoặc huấn luyện quân sự hợp tác. Yếu tố bổ sung thứ ba là sự sẵn sàng chia sẻ thông tin tình báo, các lực lượng tình thế và tiến hành các cuộc tập trận và khiêu khích hòa bình chống lại đối thủ chung. Thứ tư là bao gồm các hiệp ước phòng thủ chính thức tập trung vào các cam kết phòng thủ chung hứa hẹn ít nhiều hỗ trợ quân sự vô điều kiện với các lực lượng chiến đấu trong trường hợp một bên xảy ra chiến tranh.

 Yếu tố cuối cùng là những gì Hoa Kỳ có được với các đồng minh thân cận nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc và hầu hết các quốc gia trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Nhưng đó không phải là cách duy nhất để một liên minh có ý nghĩa. Được định nghĩa theo cách này, hai yếu tố đầu tiên của một liên minh có thể thường tương đối lành tính và thường khó phòng ngừa trong mọi trường hợp. Do đó, nhiệm vụ thực sự đối với các nhà hoạch định chính sách Mỹ là tiến hành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ theo cách mà mối quan hệ an ninh giữa Nga và Trung sẽ chỉ giới hạn trong quy mô này, mà không tiến xa vào con đường thứ ba.

Thật không may, đã có những ví dụ cho thấy Nga và Trung Quốc đã làm được nhiều hơn đáng kể, đặc biệt là ở Đông Âu và Tây Thái Bình Dương. Thậm chí ở châu Phi, Moscow và Bắc Kinh dường như đang khám phá những cách hợp tác mới. Tháng trước, Nga và Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung với Nam Phi gần Mũi Hảo Vọng, một ngã tư chiến lược nơi Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương hội tụ. Trong khi quân đội Nam Phi mô tả cuộc tập trận về cơ bản “là một lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia nhằm phản ứng và chống lại các mối đe dọa an ninh trên biển,” thì thông điệp được truyền tải rằng các lợi ích của Nga và Trung Quốc đang gia tăng tại lục địa này đã trở nên rất rõ ràng.

Hơn nữa, trong khi Trung Quốc đã thành lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên ở Djibouti để bảo vệ lợi ích của nó trên lục địa, Nga cũng tìm cách trở thành một đối tác lớn hơn ở châu Phi, chủ yếu thông qua các thỏa thuận hợp tác và bán vũ khí trong một loạt các lĩnh vực từ huấn luyện quân sự đến công nghệ hạt nhân. Có vẻ như Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm cách tận dụng lực lượng quân sự kết hợp kinh tế của họ trải khắp châu Phi. Bởi Hoa Kỳ và Châu Âu có lợi ích thực sự ở đó, họ cần nghĩ về các cách để ứng phó hoặc ít nhất là giám sát các dự định của Nga và Trung Quốc như một cách để củng cố địa vị của họ ở lục địa này.

Sự hợp tác của Moscow và Bắc Kinh với Washington trong việc gây áp lực kinh tế đối với Iran và Triều Tiên có thể thay đổi nếu chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục thực hiện các bước đơn phương trừng phạt các nền kinh tế Nga và Trung Quốc mà trước hết không cố gắng thiết lập sự đồng thuận rộng lớn hơn. Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc không phải là một sự ấn định. Nó sẽ liên tục biến hóa lên xuống như là một hàm số của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Washington cần phải ghi nhớ thực tế đó một cách chắc chắn khi đưa ra các quyết định ngoại giao, các lực lượng tình thế, áp đặt các biện pháp trừng phạt và mặt khác tham gia vào nghệ thuật quản trị toàn cầu trong những tháng và năm tới.

RELATED ARTICLES

Tin mới